Theo dõi đơn hàng
 
Giá bán
Qty
Tiền mua hàng : $0.00
DONATE
GHI DANH ĐỂ NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email
KHÁCH THĂM VIẾNG
59,200

Dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ

02/09/201012:00 SA(Xem: 7123)
Dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ
Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

... từ góc nhìn của phân tích tương phản và đặc trưng học ngôn ngữ

TS Nguyễn Văn Chiến

 

1. Việc dạy tiếng Việt, như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cũng đụng chạm tới hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn giảng dạy một ngôn ngữ cụ thể: dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy ai? Ai dạy? Khi nào thì dạy cái cần phải dạy? Dạy ở đâu, trong hoàn cảnh nào?... 

Trong loạt các câu hỏi, xem ra không thể trả lời câu hỏi này mà lại tảng lờ việc giải đáp một câu hỏi khác. Đây là chuỗi mắt xích liên hoàn các vấn đề nhằm tìm kiếm một phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung hữu hiệu nhất.

Trên thực tế, không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là tối ưu đối với một ngôn ngữ trong vai trò một ngoại ngữ. Nói một cách khác, chỉ có thể vận dụng một phương pháp giảng dạy cụ thể, tương thích nhất trong những điều kiện nhất định.

2. Về vấn đề này, chúng tôi chủ trương một quan điểm như sau:

2.1 Việc dạy tiếng Việt ở đây, trước hết là dạy cái gì? Không phải cái gì trong tiếng Việt cũng đều được đem ra giảng dạy trong quá trình cung cấp một hệ thống mã ngôn ngữ xa lạ cho người nước ngoài.

2.2 Với tư cách một hệ thống mã ngôn ngữ xa lạ, tiếng Việt được nhìn nhận ở hai khuôn hình sau đây:

1. Đó là một hệ thống - cấu trúc ngôn ngữ đặc thù;

2. Đó là một hệ thống ký mã văn hoá đặc thù, chịu sự chi phối của các quy tắc giao tiếp văn hoá - liên cá nhân đặc thù.

3. Có hai lý thuyết ngôn ngữ làm chỗ dựa căn bản cho quan điểm nói trên:

1. Lý thuyết phân tích tương phản (Contrastive Analysis)

2. Nghiên cứu đặc trưng học ngôn ngữ (Linguistic Charactorology)

3.1 Cả hai lý thuyết đều có chung một tiếp cận đa ngữ luận (Multi-lingualism Approach):

3.1.1 Phân tích tương phản (CA) chủ trương, rằng người học ngoại ngữ thường có xu hướng áp đặt những thói quen của tiếng mẹ đẻ (hay một ngoại ngữ đã thành thạo) (L1) của mình vào việc tiếp cận một ngôn ngữ xa lạ mới (L2). Điều này gây ra những lỗi sai (errors) khi sử dụng ngoại ngữ. “Cha đẻ” của những lỗi sai như vậy là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ (Linguistic Interferences). Để khắc phục hiện tượng giao thoa ngôn ngữ, người giảng dạy ngoại ngữ phải nắm được những điểm giống và khác nhau (similarities and differences), những chỗ tương ứng và bất tương ứng (correspondences and non-correspondences) …giữa tiếng mẹ đẻ của người học ngoại ngữ (L1) và ngôn ngữ đích (target language) (L2) trong toàn bộ quá trình giảng dạy (bao gồm cả việc soạn giáo trình và lên lớp thực hiện giáo trình) (xem 1; 3; 4; 7).

Tuy nhiên, người ta đã phát hiện: không phải mọi lỗi sai ở người học ngoại ngữ đều do sự khác biệt (hay giống nhau) giữa L1 và L2 gây nên (xem 8). Do vậy, để khắc phục điểm bất cập này, chúng tôi tìm đến những nét đặc trưng nhất của ngôn ngữ đích.

3.1.2 Đặc trưng học ngôn ngữ (LC) (xem 5; 6; 2) áp dụng cho tiếng Việt và dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chủ trương rằng:

1. Ngôn ngữ này (tiếng Việt) có những nét rất khác với những ngôn ngữ khác loại hình (các ngôn ngữ biến hình - tổng hợp tính như tiếng Nga; các ngôn ngữ biến hình - phân tích tính như tiếng Anh);

2. Ngôn ngữ này (tiếng Việt) cũng có những nét đặc trưng, khác với những ngôn ngữ rất gần và cùng loại hình với nó (các ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính như tiếng Hán và những ngôn ngữ Đông Nam Á khác như tiếng Lào, Thái, Khơ Me…)

Tổng hợp những nét đặc trưng như vậy ở Việt ngữ trong tiếp cận đa ngữ luận một cách hệ thống chính là tâm điểm của nghiên cứu đặc trưng học ngôn ngữ.

3.2 Bài này, chúng tôi , trong nỗ lực của mình, sẽ gắng nêu lên những nét đặc trưng cơ bản nhất của tiếng Việt ở hầu hết các bình diện của hệ thống - cấu trúc ngôn ngữ và ở hoạt động ngôn ngữ như một hệ thống ký mã văn hoá.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn