KINH DƯỢC SƯ
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:
Án lam tóa ha. (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương).
TÁN PHẬT
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thệ trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y trọn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ pháp Chư tôn Bồ-tát, Linh sơn hội thương Phật Bồ-tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát. (1 lạy)
TÁN LƯ HƯƠNG
Hương thơm vừa đốt lên
Pháp giới đều thấm nhuần
Hải hội chư Phật đều xa hay
Theo chỗ kết mây lành
Lòng thành mới ân cần
Chư Phật đều hiện thân.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
BÀI TÁN KINH
Ta Bà là chốn tạm ở thôi
Cửa không mau phải hồi đầu lại
Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng
Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
Phương tây sen nở thơm tho mãi
Nam Diêm quả phúc mai ngày tốt
Giải kết tiêu tai thêm tuổi thọ
Phúc trí trang nghiêm được vẹn toàn.
BÀI TÁN PHẬT
Đức Giáo Chủ Đông Phương, mười hai nguyện vương.
Bốn chín sen vàng sáng sủa đàn tràng.
Bảy bảy diễn chân thường.
Lễ kính tán dương tiêu tai thọ duyên trường.
Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát. (3 lần)
KỆ KHAI KINH
Pháp vi diệu thâm sâu vô thượng
Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được
Nay con thấy nghe được thọ trì
Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
KINH DƯỢC SƯ
(THE SUTRA OF THE MASTER OF HEALING)
(Bhaisajayaguru-Vaidurya-Prabhasa Tathagata)
Translated into Chinese from Sanskrit by
Reverend Hsuan Tsang
Ven. Thích Pháp Lưu dịch sang Tiếng Việt
Ta nghe như vậy. Một thuở nọ, trong lúc đang đi châu du các cõi nước để giáo hóa chúng sanh, đức Bạt-già-phạm đến thành Quảng Nghiêm. Ngài nghỉ ở dưới cây Âm Nhạc, và cùng nghỉ với Ngài là số đông Hội chúng bao gồm tám ngàn vị đại Tỳ- kheo, ba mươi sáu ngàn vị Bồ-tát lớn, cùng các hàng quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, các hàng cư sĩ, tám nhóm trời, rồng cùng người và không phải người. Vô lượng vô số đại chúng đồng vây quanh Phật với lòng thành kính khi Ngài đang thuyết Pháp.
Lúc bấy giờ, Pháp Vương tử Văn-thù-sư-lợi nhờ sức oai thần của Phật liền đứng dậy, vén y để lộ một bên vai, quỳ gối sát đất hướng về phía Phật, khép nép, chắp tay và cung kính bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con kính mong Ngài nói rõ những danh hiệu, những bổn nguyện và những công đức thù thắng của các đức Phật để mà những người đang nghe Pháp có thể dùng trí tuệ của họ để tránh xa những nghiệp chướng ngăn che và để cho chúng hữu tình ở đời tượng Pháp được nhiều phước đức và hưởng lạc về sau.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đồng tử rằng: Hay thay! Hay thay! Này Văn-thù-sư-lợi! Vì lòng đại bi thương tưởng mà Bồ-tát đã thỉnh cầu ta nói những danh hiệu của các đức Phật và những công đức do bổn nguyện phát sanh của các Ngài để mà kéo những chúng sanh ra khỏi những nghiệp chướng trói buộc, để được phước báo và hưởng lạc trong đời tượng Pháp về sau.
Nay Bồ-tát hãy lắng nghe và ghi nhớ cho kỹ những điều Ta sẽ nói.
Văn-thù-sư-lợi bạch rằng: “Dạ vâng, chúng con rất vui mừng mong muốn nghe những lời Ngài dạy. Chúng con vui mừng để lắng nghe. Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi rằng: Từ Đây qua phương Đông, cách xa mười Hằng hà sa số cõi Phật, có một thế giới là Tịnh Lưu Ly, cảnh giới của Phật Dược Sư Lưu Ly. Đức Phật giáo chủ cõi đó có một số danh hiệu như là: Dược Sư, Lưu Ly Quang Như Lai, bậc A-la-hán Toàn Tri, Minh Hạnh Viên Mãn, bậc Thiện Thệ, bậc Thế Gian Giải, bậc Vô Thượng Sĩ, bậc Điều Ngự Trượng Phu, bậc Thầy của trời người, đức Phật và Bạt-già-phạm.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang khi còn tu hạnh Bồ-tát, có phát mười hai lời nguyện lớn khiến tất cả chúng hữu tình cầu chi được nấy.
Lời nguyện lớn thứ nhất:
Ta nguyện đời tương lai, khi chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thân Ta tỏa sáng như ánh sáng hào quang, rực rỡ chiếu khắp cả vô lượng vô biên thế giới, được trang nghiêm với ba mươi hai tướng của bậc đại trượng phu và tám mươi tướng tốt của Phật. Ta sẽ cho tất cả chúng sanh có đủ như thân của Ta vậy.
Lời nguyện lớn thứ hai:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thân Ta giống như ngọc lưu ly, cả trong lẫn ngoài thanh tịnh trong suốt, ánh sáng tỏa khắp tráng lệ, công đức cao vòi vọi, an trú thản nhiên, được trang nghiêm bằng vầng hào quang, sáng hơn vầng mặt trời và mặt trăng. Ta sẽ dùng năng lực rộng lớn của mình để soi sáng tất cả chúng sanh đang gặp chướng ngại để mà họ được tự do giải thoát theo như ước nguyện của họ vậy.
Lời nguyện lớn thứ ba:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta nên dùng tất cả mọi phương tiện trí tuệ vô lượng vô biên, ban cho tất cả chúng hữu tình đầy đủ những vật dụng họ cần đến và không để cho họ bị thiếu thốn.
Lời nguyện lớn thứ tư:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta giáo hóa những ai tu theo tà đạo, khiến họ quay về an trú nơi đạo Bồ-đề. Và nếu những ai tu theo thừa Thanh-văn hay thừa Độc-giác thì Ta khiến họ tin kiên cố nơi Đại thừa của Bồ-tát.
Lời nguyện lớn thứ năm:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta nên khiến vô lượng chúng hữu tình giữ trọn giới luật để sống hạnh trong sạch, và tuân theo ba tụ tịnh giới. Nếu như có sự tái phạm nào, một khi họ được nghe danh hiệu của Ta thì họ liền được thanh tịnh và không rơi vào các cõi ác nữa.
Lời nguyện lớn thứ sáu:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu như những chúng hữu tình nào thân hình hèn kém, các căn không đầy đủ, như là xấu xa, ngu khờ, mù lòa, tai điếc, câm ngọng, tay chân bị tật nguyền, tê liệt, lưng gù, phong cùi, điên cuồng hoặc bị nhiều bệnh khác hành hạ, khi đã nghe được danh hiệu của Ta lọt vào tai thì tất cả họ được trở lại hình dạng bình thường và được thông minh sáng suốt. Tất cả các giác quan của họ sẽ được khôi phục hoàn hảo và không còn mắc những bệnh khổ này nữa.
Lời nguyện lớn thứ bảy:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu những chúng hữu tình nào bị những chứng bệnh dày vò, không ai để nương nhờ, không nơi nương tựa, không có bác sĩ thầy thuốc, không có thuốc men, không người thân, không nhà, một khi danh hiệu ta lọt vào tai họ thì những chúng sanh nghèo hèn và khổ sở này không còn bị những chứng bệnh và khó khăn này nữa và thân tâm của họ có đầy đủ sức khỏe. Họ sẽ có nhiều gia đình, bạn bè và của cải sung túc và tất cả sẽ được chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lời nguyện lớn thứ tám:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, những phụ nữ nào bị trăm ngàn khổ sở của thân đàn bà, những ai lo âu về đời sống và từ lâu muốn hy sinh thân xác này, thì tất cả họ, khi được nghe danh hiệu của Ta, sẽ được chuyển thành thân nam. Và kiếp sau họ sẽ mang thân tướng người nam và sau cùng chứng được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lời nguyện lớn thứ chín:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta sẽ giải thoát tất cả chúng hữu tình khỏi lưới ác độc của Ma giới, giải thoát họ khỏi những sự hành trì theo ngoại đạo. Nếu như họ bị sa vào rừng rậm của tà kiến, thì Ta nên hộ trợ và khiến họ quay trở về chân lý cao thượng, và dần dần khiến họ tu hành theo hạnh Bồ-tát và sớm chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lời nguyện lớn thứ mười:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta sẽ mở ra con đường cho những chúng hữu tình nào bị pháp luật nhà vua gia tội và bị xiềng xích, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị hành hình, hoặc gặp nhiều tai nạn và xỉ nhục, hoặc bị buồn rầu và thống khổ, thân tâm bị bức rức, thì khi nghe danh hiệu của Ta, họ sẽ được thoát khỏi những kiếp ưu khổ đó nhờ vào oai thần phước đức của Ta.
Lời nguyện lớn thứ mười một:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ta sẽ mở ra con đường cho tất cả chúng hữu tình bị đói khát hoành hành có đầy đủ thức ăn và nước uống nếu họ có thể nghĩ nhớ đến danh hiệu của Ta và thọ trì, thì ta khiến họ nếm được hương vị của chánh Pháp và dần dần sống cuộc đời an vui và hạnh phúc.
Lời nguyện lớn thứ mười hai:
Ta nguyện đời tương lai, khi đã chứng được Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả chúng hữu tình nghèo hèn và không có quần áo che thân, bị muỗi mòng ngày đêm cắn đốt, bị nóng lạnh hành hạ, thì khi nghe được danh hiệu của Ta và thọ trì, họ sẽ có được mọi thứ đầy đủ mọi thứ y phục tốt đẹp, các bảo vật trang nghiêm, những tràng hoa phấn sáp bát ngát mùi thơm; và nhiều thứ nhạc cụ vang lên. Tùy tâm họ mơ tưởng món gì thì cũng đều được thưởng thức đầy đủ.
Này Văn-thù-sư-lợi! Đó là mười hai lời nguyện vi diệu, nhiệm mầu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly, Ứng Chánh Đẳng Giác trong lúc Ngài đang còn làm Bồ-tát.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi, khi đức Phật Dược Sư còn là một vị Bồ-tát, đã phát những lời nguyện và những công đức trang nghiêm cõi Ngài; dù cho Ta nói suốt một kiếp hay hơn một kiếp thì Ta cũng không thể nào nói cho hết được.
Chính cõi Phật ấy hoàn toàn trong sạch. Không có phụ nữ hoặc là những ảnh hưởng xấu xa và cũng không có những tiếng gào thét của sự đau khổ nơi đây.
Đất ở cõi ấy bằng chất lưu ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, thành quách, tháp miếu, cung điện, giảng đường, nhà cửa và các tổ chim cũng đều do bảy thứ báu tạo thành. Tổng thể cũng giống như Thế giới Tây Phương Cực Lạc vậy. Giữa hai thế giới này không có sự khác biệt. Ở cõi này có hai vị Bồ-tát lớn: một vị tên là Nhật Quang Biến Chiếu, còn vị kia tên là Nguyệt Quang Biến Chiếu. Họ đều là những bậc đứng đầu trong hàng vô số Bồ-tát. Họ đại diện cho Phật và bảo vệ gìn giữ kho báu chánh Pháp của đức Phật Dược Sư. Vì thế Văn-thù-sư-lợi! Tất cả con trai và con gái nhà lành có niềm tin vững chắc đều nên nguyện sanh về thế giới của đức Phật ấy.
Lúc ấy, Phật lại bảo đệ tử Văn-thù-sư-lợi rằng: Này Văn-thù-sư-lợi! Có những chúng sanh không biết phân biệt tốt xấu. Họ tham đắm vào tâm tham lam và bỏn xẻn. Họ không biết bố thí là gì và quả báo của sự bố thí ấy. Họ là những kẻ ngu si, vô trí, không có niềm tin, lại ham tích lũy của cải cho giàu, và bo bo gìn giữ cẩn thận. Khi thấy kẻ ăn xin, trong lòng họ lại không chút nào vui. Nếu cực chẳng đã phải đem của ấy ra bố thí, thì họ đau đớn mến tiếc, giống như là cắt thịt cho người vậy. Lại có vô lượng chúng hữu tình tham lam và keo kiệt, chỉ lo thu thập tiền bạc cho nhiều mà tự mình không dám ăn tiêu. Còn nói chi chúng ta mong đợi họ đem của tiền ấy biếu cho cha mẹ, vợ con, tôi tới và những người ăn xin? Những chúng hữu tình ấy, sau khi thân thể hủy hoại lúc chết, sẽ được sanh vào cõi quỷ đói hay súc sanh. Giờ đây nhờ nhân lành đời trước, họ có được duyên lành nghe đến danh hiệu của Phật Dược Sư. Tuy đang ở trong cõi ác thú, mà danh hiệu của Phật Dược Sư được lọt vào tâm của họ. Lúc ấy họ nhớ niệm Ngài thì những khổ đau ấy liền biến mất và họ được trở lại làm người.
Khi trở lại làm người, họ nhớ đến kiếp sống quá khứ, lo sợ sự đau khổ của việc tái sanh lại trong đường ác, không hưởng thọ những thú vui dục lạc, hoan hỷ làm việc bố thí và ca ngợi người bố thí. Họ không còn tham lam và không còn lẫn tiếc của do chính mình đem ra bố thí. Vâng đôi khi còn có thể đem cả đầu, mắt, tay, chân, máu, thịt và những phần khác của thân thể mình ra bố thí cho những kẻ đến xin cũng được mà không màn đến của cải hay tài sản là những vật thừa.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Có chúng hữu tình, tuy đã phát tâm thọ trì những giới luật của Phật, mà lại hủy phạm những giới Pháp đã thọ. Có những kẻ hữu tình tuy không hủy phạm những giới Pháp, mà lại vi phạm những phép tắc của Tăng đoàn. Hoặc có những chúng hữu tình, tuy không hủy hoại những giới luật và phép tắc mà lại hủy hoại chánh kiến. Lại có những chúng hữu tình tuy không hủy hoại chánh kiến mà lại từ bỏ hành trì giáo Pháp. Do vậy, họ không hiểu được nghĩa lý sâu xa trong Kinh Phật dạy. Hoặc có người tuy nghe nhiều nhưng lại có thói tăng thượng mạn và do thói tăng thượng mạn này che lấp tâm tánh của họ nên họ cố chấp cho mình là đúng người khác là sai. Họ trở nên thù ghét chánh Pháp, và trở nên người bạn đồng hành và đồng nghiệp với chúng Ma. Chính vì thế những kẻ ngu si ấy tự mình làm theo tà kiến. Họ thường xuyên khiến cho vô triệu ức chúng hữu tình cũng rơi vào hố nguy hiểm. Những chúng hữu tình ấy sẽ chìm đắm trong các cảnh giới địa ngục đau khổ, hoặc là con đường súc sanh hay sanh làm quỷ đói, trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồi.
“Nhưng nếu họ nghe được danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì họ sẽ từ bỏ những con đường dữ ấy mà quay về tu tập và hạnh trì những Pháp lành, thì họ không còn trôi lăn trong vòng ác thú nữa. Nhưng nếu có người không thể từ bỏ những hạnh dữ và không thể tu tập theo những hạnh lành thì họ sẽ vẫn tiếp tục trôi lăn trong các đường ác thú. Nhưng nhờ những oai lực và sức bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư, khiến cho những chúng hữu tình ấy khi tạm thời được nghe danh hiệu của Phật. Đến khi chết đi, họ liền được sanh trở lại làm người. Họ sẽ có được chánh kiến và tinh tấn nỗ lực tu hành kiểm soát những ham muốn trong lòng. Hơn thế nữa, họ sẽ từ bỏ thế tục, xuất gia quy y Đức Phật. Họ sẽ chấp nhận thọ trì giáo Pháp của Như Lai và sẽ không còn hủy phạm những giới Pháp đã thọ. Do có chánh kiến, họ trở nên nghe nhiều và hiểu được nghĩa lý sâu xa trong kinh Phật dạy. Lìa thói tăng thượng mạn, họ không còn chê bai chánh Pháp, không còn kết bè bạn với Ma. Và họ dần dần tu hành theo hạnh của các vị Bồ-tát và sớm mau chứng thành quả vị Phật.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Có chúng hữu tình có tánh tật đố và tham lam, đố kỵ và ghen tỵ, hay khen mình chê người. Những chúng hữu tình này sẽ bị trôi lăn trong các đường ác thú. Họ phải chịu vô số đau khổ trong mấy nghìn năm mới hết. Khi những sự đau khổ kia được chấm dứt, khi kết thúc kiếp sống, họ sẽ được tái sanh làm người, hoặc là trâu ngựa, lạc đà hay là lừa, thường bị đói khát hành hạ, họ luôn bị gánh nặng trên vai khi đi đường xa.
Nếu họ trở lại làm thân người, thì sẽ làm phục dịch trong nhà người ta, hoặc là tớ trai hay tớ gái, mãi bị họ sai sử làm lao động cho kẻ khác, không bao giờ có được tự do.
“Nhưng nếu trong kiếp trước làm thân người, người đó đã từng nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, do nhân lành này, người ấy sẽ được nhớ lại và người ấy liền chí tâm quy y Ngài. Do nhờ thần lực ấy của Phật mà người ấy sẽ được giải thoát khỏi những khổ đau. Người ấy sẽ được các giác quan thông lợi, trí tuệ sáng suốt và học rộng hiểu nhiều. Người ấy hằng cầu giáo Pháp vô thượng thậm thâm, thường xuyên gặp gỡ những người bạn lành. Người ấy đời đời dứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô minh. Sông phiền não sẽ được tát cạn, người ấy liền được giải thoát khỏi những khổ đau của sanh, già, bệnh và chết.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Nếu chúng hữu tình nào vui thích trong sự ly giáo, tranh chấp và gây sự khó chịu giữa họ và những người khác; và nếu bằng thân, khẩu, ý tạo ra, tăng trưởng và kéo dài thêm những loại nghiệp tiêu cực xấu ác; nếu họ xoay qua trở lại làm những việc không có lợi ích; hoặc nếu họ mưu hại lẫn nhau; hoặc nếu họ cáo triệu những thần linh của núi rừng, và cây mả; hoặc nếu họ giết hại sanh vật để lấy máu và thịt dâng cúng tế cho quỷ Dạ-xoa và La-sát và những kẻ khác; hoặc nếu họ biên chép tên họ và làm hình tượng của người cừu oán rồi dùng phép chú thuật để nguyền rủa và hại họ cho đến chết; hoặc theo lối ếm đối để hại mạng sống của kẻ thù và hủy hoại thân mạng con người.
Nếu chúng hữu tình ấy nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì họ sẽ không thể bị các thứ tà ác kia hại được. Tất cả những kẻ ác tâm kia sẽ trở lại khởi tâm từ bi. Họ sẽ nghĩ đến những lợi ích cho kẻ khác, làm những việc lợi ích và an vui cho kẻ khác và họ không còn khởi tâm hiềm giận. Mỗi bên vui vẻ với những gì nhận được và hài lòng. Những chúng hữu tình này sẽ không còn xâm phạm hay ngược đãi lẫn nhau mà còn giúp đỡ lẫn nhau nữa.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Có thể trong hàng tứ chúng Tỳ- kheo, Tỳ-kheo ni, nam và nữ Phật tử, những người thiện nam, tín nữ nào có thể phát tâm thọ nhận và gìn giữ tám phần trai giới, tuân giữ tất cả các giới pháp trong một năm hay ba tháng. Rồi đem những căn lành này phát nguyện tái sanh về cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà ở cõi Phương Tây. Tuy nhiên, mặc dù đã nghe chánh Pháp, nhưng họ vẫn chưa quyết định nơi chánh Pháp. Nếu họ nghe được danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi đến cuối đời, tám vị Bồ-tát lớn như: Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Quan Thế Âm, Bồ-tát Đắc Đại Thế, Bồ-tát Vô Tận Ý, Bồ- tát Bảo Đàn Hoa, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng, Bồ-tát Di Lặc sẽ dùng thần lực từ trên không trung đi xuống và các vị sẽ đưa đường chỉ lối về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ở nơi cõi ấy, họ sẽ được vãng sanh trong những bông hoa báu đầy đủ màu sắc.
Hoặc nếu có những chúng hữu tình nào mặc dù đã được sanh lên cõi trời và nhờ những căn lành từ nhiều đời trước, nghiệp lực của họ vẫn chưa hết, bời vì họ được thác sanh cõi trời thì họ sẽ không còn bị sanh vào các đường ác thú nữa.
Khi tuổi thọ ở cõi trời đã mãn, người ấy sẽ được sanh lại cõi người làm chuyển luân thánh vương, thống nhiếp cả bốn châu thiên hạ. Do vì có quyền lực và oai đức tự tại vị ấy chắc chắn sẽ giáo hóa vô lượng trăm nghìn chúng hữu tình tu theo con đường mười nghiệp lành.
Hoặc người ấy sẽ được sanh vào đại gia đình giai cấp Sát-đế-lợi, Bà-la-môn hay cư sĩ đại gia với của cải và châu báu dư thừa, kho thóc và nhà chứa tràn đầy. Tướng mạo của vị ấy cực kỳ đoan trang, quyến thuộc hội hợp sum vầy. Vị ấy được thông minh và có trí tuệ, can đảm và mạnh mẽ, oai nghiêm và mãnh bạo như đại lực sĩ.
Hoặc nếu có người được sanh làm thân nữ giới và nếu người nữ ấy nghe được danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và hết lòng trì niệm danh hiệu Ngài thì nhiều đời nhiều kiếp về sau người này không còn sanh làm thân nữ giới nữa.
Lại nữa Văn-thù-sư-lợi, khi Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai chứng đắc Vô Thượng Chánh Giác, do sức bổn nguyện mà Ngài có thể quán sát tất cả chúng hữu tình. Một số người bị mắc nhiều căn bệnh như gầy ốm, sốt cao, da vàng v.v.. Hoặc có người bị trúng phải đồ độc ếm đối; Hơn thế nữa, có người lại bị nạn hoạnh tử hoặc bị chết non trẻ. Ngài luôn tìm cách để chấm dứt những chứng bệnh và đau khổ của chúng hữu tình và thỏa mãn lòng mong cầu của họ.
Lúc đó Ngài đi vào định kêu là “Định Diệt Trừ Tất Cả Những Khổ Bệnh của Chúng Sanh.” Khi vào trong Định, một luồng hào quang sáng lớn chiếu tỏa từ trong nhục kế giữa hai chân mày của Ngài, và từ giữa luồng ánh sáng đó nói chú Đại Đà-la- ni:
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế sa ha[1].
(1. Nam-mô, ba-ga-va-te, bai-sa-(rơ)da gu-ru vai-đuu- (rơ)da (pơ)ra-baa raa-ra, ta-thaa-ga-taa-da, a-(rơ)ha-te, xam-da(cơ) xân-bu-(đơ)đaa-da
2. ta-d(ơ)da-thaa, ôm, bai-sa-(rơ)dê bai-sa-(rơ)dê, bai-sa-(rơ)da xa-mu-(đơ)ga-te, (xơ) vaa-haa.)
Lúc ấy, sau khi thần chú này được tuyên nói, giữa luồng ánh sáng ấy có tiếng vang động lớn làm rung chuyển đất trời và luồng hào quang lớn phát ra. Tất cả chúng sanh đều thoát khỏi bệnh tật và đau khổ và hưởng được an vui.
Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có người thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào mắc bệnh khổ, vì người ấy ngài nên thành tâm thường xuyên lau chùi và tắm gội cho người ấy sạch sẽ. Ngài nên cung cấp cho người ấy thức ăn, thuốc uống và nước đã được khử trùng, đã được trì tụng chú này 108 lần. Sau khi dùng những thứ này xong, tất cả những bệnh khổ của người ấy liền đều được tan biến. Nếu người này mong cầu việc gì, thì nên chí tâm nghĩ nhớ và trì tụng chú này. Được như vậy thì người ấy sẽ đạt được như ý muốn, không tật bệnh và được sống lâu. Khi thân thể hủy hoại lúc qua đời, người này sẽ được vãng sanh về cảnh giới của Phật Dược Sư. Người ấy sẽ đạt được trạng thái không còn thối chuyển và chứng đắc quả Vô thượng Bồ đề.
Vậy nên, Văn-thù-sư-lợi! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn hết lòng ân cần nỗ lực cung kính và lễ bái Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và phải thường xuyên trì tụng chú này, đừng bao giờ lãng quên.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Nếu có người thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào nghe tất cả các danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, A-la-hán, Đẳng Chánh Giác, sau khi nghe xong các danh hiệu, nên đọc tụng và thọ trì các danh hiệu của Ngài. Mỗi sớm mai thức dậy, họ nên đánh răng súc miệng, tắm gội cho sạch sẽ.
Những người ấy lễ bái hình tượng Phật Dược Sư với những bông hoa thơm ngát, nhang thơm, dầu thơm và các loại khí cụ của âm nhạc. Người ấy hoặc là tự thân biên chép kinh này hoặc bảo người khác chép và họ phải hết lòng ghi nhận, thọ trì và lắng nghe nghĩa lý xâu xa của kinh. Đối với vị Pháp sư giảng nói Kinh Pháp thì họ nên cúng dường tất cả những nhu dụng của đời sống, đừng để thiếu thốn. Hễ hết lòng như vậy, người ấy sẽ được các đức Phật hộ niệm và tất cả những gì họ mong cầu đều được thỏa nguyện và sẽ chứng quả Vô thượng Bồ-đề.
Lúc bấy giờ Văn-thù-sư-lợi Đồng Tử chào Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Con thề qua thời kỳ tượng Pháp, dùng tất cả các phương tiện, con sẽ khiến cho tất cả thiện nam tử, thiện nữ nhơn có lòng tin trong sạch nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ngay cả trong giấc ngủ của họ, con cũng sẽ thức tỉnh nơi tai của họ bằng danh hiệu của Phật.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người thọ trì, đọc tụng kinh này, hoặc giảng nói và cắt nghĩa cho những người khác biết, hoặc là tự thân mình hay dạy người khác biên chép kinh này và lễ bái cung kính kinh này dùng những bông hoa thơm, dầu thơm, các thứ hương bột, hương đốt, tràng hoa, anh lạc, phướn lọng, trống phách và âm nhạc và họ nên cúng dường tấm vải ngũ sắc làm đãy đựng Kinh này, thì họ nên quét dọn một nơi cho sạch sẽ, dùng nước sái tịnh nơi đạo tràng và sau đó thiết lập một cái tòa cao và tôn trí kỹ lưỡng Kinh này trên đó. Lúc đó, có bốn vị vua Trời lớn cùng với quyến thuộc của họ và trăm ngàn chúng các vị Trời sẽ cùng đến để cúng dường, canh gác và bảo hộ nơi này.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Kinh này quý giá và lưu hành đến chỗ nào có người có thể chấp nhận và thọ trì, thì nhờ công đức bổn nguyện của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và nghe được danh hiệu của Ngài, thì người ấy nên biết rằng nơi đó sẽ không còn bị nạn hoạnh tử. Nơi ấy cũng không bao giờ bị nạn ác quỷ ác thần đoạt mất tinh khí. Những người bị đau khổ như vậy sẽ được trở lại thân tâm yên ổn như thường.
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Phải phải. Thật đúng như lời người nói. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có những thiện nam, tín nữ với lòng tin trong sạch muốn phát tâm cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì trước hết họ phải tạo lập hình tượng của Ngài, thiết trí một cái tòa sạch sẽ và đặt hình tượng Ngài nơi đó. Họ nên rải các loại hoa, đốt nhiều thứ hương thơm và trang nghiêm chỗ thờ ấy bằng các loại tràng phan và bảo cái. Trong bảy ngày bảy đêm họ phải thọ trì tám phần trai giới, ăn đồ thanh tịnh, tắm gội bằng nước hương thơm sạch sẽ và mặc quần áo mới chỉnh tề. Họ phải giữ lòng thanh tịnh nhất tâm, không khởi ý niệm giận giữ hoặc sát hại. Đối với tất cả chúng hữu tình họ phải khởi tâm ban bố phước lành và lợi ích, an lạc, đầy đủ tâm từ, bi, hỷ và xả. Họ nên đánh các loại nhạc cụ và ca ngợi, tán thán trong lúc đi nhiễu quanh bên phải tượng Phật. Lại nữa, họ phải nghĩ nhớ công đức bổn nguyện của Phật và đọc tụng Kinh này. Họ nên suy nghiệm nghĩa lý và diễn nói kinh này, giải thích những ý chính của kinh.
Làm như vậy thì mong cầu những chi đều được toại ý cả. Nếu như cầu sống lâu, thì sẽ được sống lâu. Cầu giàu sang sung túc thì sẽ được giàu sang. Nếu như cầu quan vị thì sẽ được quan vị và nếu như cầu con trai hay con gái thì sẽ được con trai hay con gái.
Lại nữa, nếu có người nào trong giấc ngủ có điềm ác mộng, người nào thấy những ác ma hiện hình, hoặc là những ai gặp những loài chim quái dị kéo đến, hoặc là chỗ ở hiện ra trăm điềm báo quái dị - nếu người đó dùng tất cả những đồ đạc quý giá dâng lên cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì những ác mộng, ác ma hiện hình và tất cả những điềm xấu ấy sẽ biến mất không thể hại được.
Nếu có người nào bị đe dọa bởi nước, lửa, gươm đao, thuốc độc, và các cầm thú dữ gây sợ hãi như: voi dữ, sư tử, cọp, sói, gấu, rắn độc, bò cạp, rít sên, lằng hoặc muỗi và nếu người đó có thể hết lòng niệm danh hiệu Phật và cung kính đảnh lễ Ngài, thì người đó sẽ thoát khỏi những sự sợ hãi chết người ấy.
Nếu như bị nước khác xâm lăng, gây rối sự an nguy, hoặc là trộm cướp gây rối loạn, người đó niệm và chí thành cung kính đảnh lễ Phật Dược Sư thì cũng sẽ thoát khỏi những nạn ấy.
Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam và tín nữ với lòng tin trong sạch - đến ngày cuối đời ra đi mà chưa từng bao giờ thờ vị trời nào, phát tâm quy y Phật, Pháp và Tăng, thọ trì năm giới cấm. Hoặc trong 5 giới, 10 giới, 400 giới của Bồ-tát, 250 giới của Tỳ-kheo, hoặc 348 giới của Tỳ-kheo ni mà người đó đã thọ, nếu một trong những giới pháp đã thọ bị hủy phạm, lúc đó người ấy sợ bị đọa trong đường ác. Nếu như người ấy chuyên niệm danh hiệu Phật Dược Sư, cung kính đảnh lễ và cúng dường Ngài, thì người ấy chắc chắn sẽ không còn thọ sanh trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh nữa.
Nếu có phụ nữ nào trong lúc sanh sản lại phải chịu sự đau khổ cực độ, nếu phụ nữ ấy có thể xưng tán danh hiệu và hình tượng và hết lòng cung kính đảnh lễ đức Phật Dược Sư, thì tất cả những sự đau khổ của cô ta đều dứt khỏi và đứa con được sanh ra không bị tật nguyền. Tướng mạo đứa trẻ hoàn hảo và ai thấy cũng đều hoan hỷ hết. Đứa trẻ có đầy đủ các giác quan sắc sảo, thông minh và an ổn. Trẻ ấy lại ít khi bị bệnh hoạn và không bao giờ bị ác quỷ cướp đoạt tinh khí.
Lúc bấy giờ, Phật bảo A-nan rằng: “Theo như Ta xưng dương tán thán công đức của Phật Dược Sư và nói cho người biết tất cả những công hạnh sâu xa của các Đức Phật khó hiểu thấu được. Vậy người có tin lời Ta nói chăng?
A-nan bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Đối với Kinh điển của Như Lai con không bao giờ sanh lòng nghi hoặc. Tại sao thế? Vì những nghiệp sanh từ thân, khẩu, ý của tất cả các Đức Như Lai đều hoàn toàn thanh tịnh. Bạch Đức Thế Tôn! Mặt trời, mặt trăng có thể khiến bị rơi chìm xuống và núi Diệu Cao có thể bị lay động, nhưng những lời của các Đức Phật nói ra không bao giờ thay đổi.
Bạch Đức Thế Tôn! Tín căn của những chúng sanh không đầy đủ. Mặc dù họ nghe được những công hạnh sâu xa của các Đức Phật, những chúng sanh không đầy đủ tín căn có thể chỉ nghĩ rằng: “Làm sao chỉ tập trung niệm danh hiệu của một đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà có thể có được nhiều công đức thắng lợi ngần ấy? Do vì thiếu lòng tin ấy, nên họ phát sanh lòng không tin và hủy báng. Ở trong đêm dài tăm tối, những chúng sanh ấy mất hết công đức lợi ích và đọa lạc trong các đường ác thú, bị lưu chuyển không cùng trong sanh tử luân hồi.
Phật bảo A-nan rằng: “Nếu như những chúng hữu tình này nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và hết lòng chấp nhận và thọ trì mà không sanh tâm nghi ngờ thì họ sẽ không còn bị đọa vào trong đường ác thú. Này A-nan! Thật là khó tin và hiểu thấu được công hạnh của các Đức Phật. Nay thầy có thể lãnh hội được và thầy nên biết rằng đây đều là do oai lực của tất cả các Đức Như Lai vậy.
Này A-nan! Tất cả các hàng Thanh-văn, Độc-giác và Bồ-tát chưa chứng được bậc Thập địa không thể tin như thật và diễn nói Pháp này. Chỉ có những bậc Bồ-tát Nhứt Sanh Sở Hệ tin hiểu được mà thôi. Này A-nan! Thật khó có được thân người. Cũng rất khó để có được niềm tin nơi Ba Ngôi Báu và để cung kính, tôn trọng. Thậm chí còn khó hơn để có được cơ hội nghe được danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Này A-nan! Nếu Ta nói ra vô lượng vô biên những công hạnh Bồ-tát, vô số phương tiện khéo léo và thiện xảo, vô số hạnh nguyện rộng lớn của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp số có thể mau hết, nhưng những công hạnh, sự phát nguyện và những phương tiện khéo léo của Đức Phật kia không khi nào cùng tận.
Lúc bấy giờ trong Chúng hội có một vị Bồ-tát lớn tên là Bồ-tát Cứu Thoát. Bồ-tát đứng dậy, hướng về phía Phật, bày vai bên phải. Quỳ gối phải sát đất, ngài chắp hai tay cung kính và bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Trong thời kỳ tượng Pháp, có chúng hữu tình bị nhiều hoạn nạn khốn khổ hành hạ, nhiều tật bệnh triền miên, không thể ăn uống, cổ họng khô khan và môi khô rang, trông thấy xung quanh rất đen tối. Những dấu hiệu của chết hiện ra và cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè và những người quen quây quanh người đó sầu thương khóc lóc.
“Lúc đó, trong khi thân người bịnh vẫn nằm nguyên chỗ cũ mà người ấy lại bị tóm lấy bởi các sứ giả của vua Diêm Ma và dẫn thần thức người kia đem lại trước mặt vị Pháp Vương. Có vị thần Cu-sanh ghi chép liệu nghiệp của mỗi chúng sanh là tốt hay xấu, rồi dâng sổ ghi chép đó lên vua Diêm Ma Pháp Vương.
Lúc ấy, vua chất vấn người này và rồi ngài sẽ tổng kết lại những tội phước người kia đã làm. Tùy theo những yếu tố tích cực hay tiêu cực, ngài sẽ phán quyết người kia.
“Nếu những họ hàng, bạn bè thân và những người quen biết của người bệnh đó có thể quy y với đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai vì người bệnh đó và thỉnh Đại chúng Tăng đọc tụng kinh này, đốt những ngọn đèn bày tầng, treo thần phan tục mạng năm sắc, thì lúc ấy thần thức người đó có thể liền được trở lại thân thể. Người đó sẽ nhớ biết rõ ràng những gì đã trải qua dường như đó là một giấc mơ.
“Nếu như thần thức người kia trở lại sau khi trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, hoặc là bốn mươi chín ngày, người đó cảm giác dường như là vừa tỉnh giấc chiêm bao, và người đó sẽ nhớ biết những quả báo đã thọ và những nghiệp lành cùng nghiệp dữ.
Bởi chính tự thân chứng kiến và trải qua những nghiệp báo như vậy. Vị ấy nhớ rõ những khó nhọc trong suốt đời sống của mình, nên vị ấy không còn dám tạo những nghiệp ác nữa. Vì vậy, những người con trai và con gái có niềm tin kiên cố, một lòng thọ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính Ngài và tùy sức mình mà cúng dường Ngài.”
Lúc bấy giờ, A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát rằng: “Này thiện nam tử! Chúng con phải cung kính lễ bái và cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? Và chúng con phải làm đèn và phang tục mạng như thế nào?”
Bồ-tát Cứu Thoát nói: “Thưa Đại Đức! Nếu có người bịnh nào muốn không còn bịnh và khổ thì phải thọ trì tám phần trai giới trong suốt bảy ngày bảy đêm và tùy theo khả năng của mình mà cúng dường đồ ăn thức uống và những vật dụng cần thiết khác để cúng dường chúng Tăng; trong suốt sáu thời ngày lẫn đêm người đó thực hiện các nghi thức lễ bái, và dâng lên cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; đọc tụng kinh này bốn mươi chín lần, thắp bốn mươi chín ngọn đèn, tạo bảy hình tượng đức Dược Sư Như Lai, để bảy ngọn đèn trước mỗi hình tượng, lửa của mỗi ngọn đèn có thể tỏa sáng lớn như bánh xe. Trong suốt bốn mươi chín ngày, những ngọn đèn này phải được đốt cháy luôn không ngừng nghỉ. Treo thần phang năm sắc, bề dài bốn mươi chín gang tay và phóng sanh bốn mươi chín loại vật. Làm như thế thì những người bịnh ấy sẽ được qua khỏi nguy hiểm và sẽ không còn bị hoạnh tử hoặc bị các loài quỉ giết hại.”
“Lại nữa, này A-nan! Trong dòng Sát-đế-lợi, những vị quốc vương, vương tử nào sắp được làm lễ quán đảnh, gặp lúc có nạn như bệnh dịch trong dân chúng, các nước khác xâm lăng, nổi loạn trong nội bộ, những sự thay đổi bất thường của các vì sao, nạn nhật thực, nguyệt thực, mưa gió không đúng mùa, hoặc là hạn hán kéo dài, thì những vị quốc vương Sát-đế-lợi này phải đem lòng từ bi thương xót tất cả chúng hữu tình và ân xá cho tất cả những tù nhân bị giam cầm. Các vị này nên y theo những phương pháp cúng dường đã nói trước để cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Do những căn lành này và nhờ sức nguyện quá khứ của đức Như Lai đó, đất nước sẽ được an toàn và yên ổn, mưa và gió sẽ được đúng thời hòa thuận, lúa thóc được mùa và tất cả chúng hữu tình sẽ vui vẻ và không còn bịnh hoạn. Trong nước sẽ không có bạo lực, cũng không có các Thần Dược-xoa hoặc các thần khác làm hại chúng hữu tình, và tất cả ác tướng ấy sẽ biến mất.”
“Các vị quốc vương Sát-đế-lợi kia sẽ được sống lâu, khỏe mạnh, không bị bệnh hoạn, và mọi việc đều thêm lợi ích.”
“Này A-nan! Nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần, phụ tướng, thể nữ trong hoàng cung, bá quan hoặc là thường dân đau khổ vì bệnh hoạn hoặc là những ách nạn khác, thì họ cũng nên tạo lập thần phan năm sắc, đốt và chong đèn sáng luôn, phóng sanh các sinh vật sống, rải các thứ hoa đủ các màu sắc và đốt các thứ danh hương để cúng dường đức Phật Dược Sư. Lúc đó, những người này sẽ được chữa lành bệnh và được thoát khỏi những ách nạn.”
Lúc ấy, A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát rằng: “Này thiện nam tử! Làm thế nào cái mạng đã đến lúc kết thúc lại có thể được sống thêm?”
Bồ-tát Cứu Thoát trả lời: “Này Đại Đức! Ngài không nghe Như Lai nói có chín thứ chết oan hay sao? Đó là lý do Ta khuyên người làm phan và đèn kéo dài thọ mạng và tu tất cả các phước đức. Nhờ tu các phước đức như thế, nên suốt đời còn lại họ sẽ không còn bị khổ đau và hoạn nạn.”
A-nan hỏi: “Chín thứ chết oan là những thứ gì?”
Bồ-tát Cứu Thoát trả lời: Có những chúng hữu tình, dầu bị bệnh nhẹ, không có thuốc cũng không có thầy thuốc chữa trị, hoặc là họ gặp một vị thầy thuốc cho nhầm thuốc; hậu quả là họ phải gặp chết oan. Một số họ tin vào những thuyết họa phước vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo. Không thể giữ tâm bình yên, họ bói khoa để tìm hiểu những mối họa. Họ giết hại nhiều loại sinh vật để tấu với những vị thần minh. Họ vái van với các vọng lượng để cầu xin sự giúp đỡ và che chở. Mặc dù họ mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc cũng hoài công vô ích. Họ si mê lầm lạc chấp giữ niềm tin sai lạc và các tà kiến, điên đảo. Do vậy, họ bị chết oan và đọa vào địa ngục đời đời không bao giờ ra khỏi. Đây là loại chết oan thứ nhất.”
Loại chết oan thứ hai là bị hành quyết trong tay của phép vua. Loại thứ ba là săn bắn, sa đắm sự chơi bời ăn uống và đam mê tửu sắc hoặc là buông lung vô độ, và bị loài quỉ đoạt mất tinh và khí. Thứ tư là bị chết thiêu; thứ năm là bị chết đắm; thứ sáu là bị các thú dữ ăn thịt; thứ bảy là bị rơi từ trên núi cao xuống; thứ tám là bị hại vì thuốc độc, vì ếm đối, rủa nộp, trù ẻo hoặc bị quỉ tử thi làm hại; thứ chín là chết vì đói khát. Đó là chín thứ chết oan được Như Lai nói tổng quát. Cũng có vô số những thứ chết oan khác không thể được nói hết ra ở đây.”
“Lại nữa, A-nan! Vua Diêm Ma ghi chép tất cả những sổ bộ tội phước của tất cả những chúng sanh trong thế gian. Nếu có những chúng hữu tình ăn ở bất hiếu với cha mẹ, phạm Năm Tội Nghịch, hủy nhục Ba Ngôi Báu, phá hoại phép vua tôi, hoặc là hủy phạm điều cấm giới, thì lúc đó Diêm-ma, vua của công lý, xem xét và xử phạt họ tùy theo tội nặng nhẹ.
Vì thế, Ta khuyên chúng hữu tình thắp đèn và làm phang, phóng sanh và tu phước đức để mà họ có thể vượt qua các khổ ách, khỏi gặp những tai nạn.”
Lúc bấy giờ, mười hai vị Đại tướng Dược-xoa có mặt trong hội chúng. Các vị ấy là:
Đại tướng Cung-tì-la,
Đại tướng Phạt-chiếc-la,
Đại tướng Mê-súy-la,
Đại tướng An-để-la,
Đại tướng Át-nể-la,
Đại tướng San-để-la,
Đại tướng Nhơn-đạt-la,
Đại tướng Ba-di-la,
Đại tướng Ma-hổ-la,
Đại tướng Chơn-đạt-la,
Đại tướng Chiêu-đổ-la,
Đại tướng Tỳ-yết-la.
Mười hai vị đại tướng Dược-xoa này, mỗi vị đều có bảy ngàn Dược-xoa làm quyến thuộc đồng cất tiếng và bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay nương vào sức oai thần của đức Phật, chúng con có thể nghe danh hiệu của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Kết quả là, chúng con không còn sợ sệt trong các đường ác thú nữa. Tất cả chúng con cùng nhau đồng một lòng trọn đời về nương tựa Phật, Pháp và Tăng. Chúng con phát nguyện hộ trợ tất cả chúng hữu tình và làm lợi ích cho họ để mà họ có thể sống trong an vui và hạnh phúc. Bất cứ nơi nào có thành thị, xóm làng, đất nước hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu Kinh này được lưu truyền, hoặc là có người thọ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và cung kính, cúng dường Ngài, thì chúng con cùng với quyến thuộc đồng hộ vệ người ấy thoát khỏi tất cả ách nạn và thỏa mãn những mong cầu của họ. Nếu có người muốn cầu hết bệnh hoạn khổ ách, thì người ấy nên đọc kinh này và lấy chỉ năm màu sắc thắt các gút làm thành các chữ tên của chúng con. Khi lòng mong cầu đã được thỏa mãn thì vị ấy mới mở gút ra.”
Lúc ấy, đức Phật Thích Ca khen các vị đại tướng Dược-xoa rằng: “Hay thay! Hay thay! Các Đại tướng Dược-xoa oai hùng! Tất cả các người muốn báo đáp ân đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên luôn luôn làm những việc lợi ích cho chúng hữu tình và mang lại an vui cho họ như vậy.”
Lúc đó, A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con nên gọi Pháp môn này là gì? Chúng con nên phụng trì bằng cách nào?”
Phật bảo A-nan: ‘Pháp môn này được gọi là Bổn Nguyện Công Đức của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.’ Nó cũng được gọi là Mười Hai Vị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kiết Nguyện Thần Chú.’ Nó cũng được gọi là ‘Dứt Sạch Tất Cả Các Nghiệp Chướng.’ Các người nên đúng như vậy mà thọ trì.”
Khi đức Bạt-già-phạm nói lời ấy rồi, tất cả các hàng Bồ-tát lớn, các Thanh Văn lớn, quốc vương, Đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, Trời, Rồng, Dược-xoa, Kiền-thát-bà, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẫn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-dà, người cùng các loài quỷ thần, và tất cả đại chúng, nghe lời Phật dạy, hết sức vui mừng. Họ tin nhận và tôn kính thực hành theo.
藥師經贊:
藥師會上 熾盛光王 十二大願妙難量 苦海作舟航 廣大吉祥 諸佛盡稱揚
藥師會上 琉璃光王 八大菩薩降吉祥 七佛護壇場 日月威光 滅罪免災殃
藥師大願 功德無邊 大千沙界盡包含 寶地布金蓮 我佛弘宣 福壽廣增延
Thập nhị Dược Xoa Đại Tướng
Trợ Phật tuyên dương
Ngũ sắc hình lâu kết kỳ danh
Tùy nguyện tất viên thành
Oan nghiệp băng tịnh
Phước thọ vĩnh khương ninh.
Dược Sư giáo chủ
Diên Thọ Năng Nhân
Nhựt Quang Phổ Chiếu
Nguyệt Quang Lâm Bồ-tát
Giáng Phước long dược xoa thần minh
Ủng hộ bảo an ninh
Dược Sư hội thượng, sí thạnh quang vương
Thập nhị đại nguyện diệu nan lường
Khổ hải tác châu hàng quảng đại cát tường
Chư Phật tận xưng dương
Dược Sư Hội thượng
Lưu Ly Quang Vương
Bát đại Bồ-tát giáng cát tường
Thất Phật hộ đạo tràng
Nhựt nguyệt oai quang
Diệt tội miễn tai ương
Dược Sư đại nguyện
Công đức vô biên
Đại thiên diệu giới tận bao hàm
Bảo địa bố kim liên
Ngã Phật hoằng tuyên
Phước thọ quảng tăng diên.
藥師佛贊:
藥師佛延壽王 光臨水月壇場
悲心救苦降吉祥 免難消災障
懺悔眾等三世罪 願祈福壽綿長
吉星高照沐恩光 如意保安康
吉星高照沐恩光 如意保安康
Dược sư Phật tán:
Dược sư Phật Diên Thọ Vương Quang Lâm Thủy Nguyệt Đàn Tràng
Từ Tâm Cứu Khổ Giáng Cát Tường Miễn Nạn Tiêu Tai Chướng
Sám Hối chúng đẳng tam thế tội nguyện kỳ phước thọ miên trường
Cát Tinh cao chiếu mộc ân quang như ý bảo an khương
Cát tinh cao chiếu mộc ân quang như ý bảo an khương.
藥師佛偈:
藥師如來琉璃光,焰網莊嚴無等倫,
無邊行願利有情,各遂所求皆不退。
Dược Sư Phật kệ:
Dược Sư Như Lai Lưu Ly Quang
Diễm võng trang nghiêm vô đẳng luân
Vô biên hạnh nguyện lợi hữu tình
Các toại sở cầu giai bất thối.
藥師七佛
南無善名稱吉祥王如來
南無寶月智嚴光音自在王如來
南無金色寶光妙行成就如來
南無無憂最勝吉祥如來
南無法海雷音如來
南無法海勝慧遊戲神通如來
南無藥師琉璃光如來
Bảy vị Phật Dược Sư
Nam Mô Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai
Nam Mô Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai.
Nam Mô Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Nam Mô Vô Biên Tối Thắng Cát Tường Như Lai.
Nam Mô Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Nam Mô Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Giải oan kệ:
Giải kiết giải kiết giải oan kiết
Giải liễu đa sanh oan hòa nghiệp
Tiên tâm địch lự phát kiền thành
Kim đối Phật tiền cầu giải kiết
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật
Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật
Tùy Tâm Mãn Nguyện Dược Sư Phật.
The Scripture of the Merits of the Former Vows of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
Introduction
Thus have I heard. Once, the Bhagavat, wondering around to convert various countries, came to the city of Vaiśālī. He stayed under the tree of music, with eight thousand great bhikṣus and thirty six thousand bodhisattva mahāsattvas. He was with kings, ministers, brahmans, and householders. He was also with devas, dragons (nāgas), yakṣas, human beings, and nonhumans. An innumerable assembly had respectfully gathered around him as he was preaching.
At that moment, Dharma Prince Mañjuśrī, receiving the Buddha’s majestic power, arose from his seat, bared his shoulder on one side, and knelt with his right knee on the ground. Bowing toward the Bhagavat, with his palms joined, he said:
O Bhagavat, I sincerely wish that you will expound on the aspects of different buddhas’ names and the excellent merits of their former vows, in order to make those who listen to it remove the obstruction of their past acts, for the sake of the benefit and joy of all sentient beings in the age of the appearance of the semblance Dharma.
The Bhagavat then praised the youth Mañjuśrī:
Excellent, excellent, Mañjuśrī! Moved by great compassion, you have encouraged me to expound on different buddhas’ names and the merits of their former vows, in order to eradicate the obstruction of the past acts that bind sentient beings, and to benefit and bring peace and joy to all sentient beings in the age of the appearance of the semblance Dharma. You should listen now with the greatest attention and consider well what I shall explain for you.
Twelve Great Vows of the Buddha Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
Mañjuśrī said, “I only beg you to preach. We will be pleased to listen [to you].” The Buddha told Mañjuśrī:
If you go eastward beyond as many buddha lands as there are ten times the number of grains of sand in the Ganges River, you will find a realm known as Pure Beryl. Its buddha is named Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, Worthy of Offerings (Arhat), Perfectly Enlightened One, Perfect in Sapience and Action, Well Gone, Knower of the World, Unsurpassed Man, Tamer, Teacher of Gods and Humans, Buddha and Bhagavat. Mañjuśrī, that buddha, Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, when he first set out on the path of bodhisattva practice, produced twelve great vows in order to let all sentient beings obtain what they are seeking.
The first great vow was: “I vow that when I will in the future attain unsurpassed, perfect, complete bodhi, my body will emit a brilliant light that will brilliantly illuminate limitless, countless, boundless realms. This body will be adorned with the thirty two marks of a great man and the eighty secondary marks. It will be so that all sentient beings will wholly resemble me without any difference.”
The second great vow was: “I vow that, when in the future I will attain bodhi, my body will be like beryl, [illuminating] within and without, with immaculate purity. Its radiance will be of great merit and will be lofty. My body will be good and reside tranquilly; [an aureole like] a glowing net will adorn it, and it will surpass the sun and moon [in its radiance]. All sentient beings in the darkness will be illuminated as if by the dawn, and will be able to accomplish their activities at their will.”
The third great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, with infinite and boundless sapience and skillful means, I will cause all beings to inexhaustibly obtain all the necessities of life. They will never lack for any of their needs.”
The fourth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings who enter a mistaken path, I will cause them all to tranquilly reside in the path to bodhi. If there are those who enter the vehicle of listeners (śrāvakas) or that of self-enlightened ones ( pratyekabuddhas), all will be brought to reside tranquilly in the Great Vehicle (Mahayana).”
The fifth great vow was: ‘“I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are infinite and boundless sentient beings who practice the brahmanic (pure) conduct in my Dharma, they will all infallibly observe the complete three sets of precepts. Even if there are those who violate [the precepts], as soon as they have heard my name they will regain purity and will not fall into evil destinies.”
The sixth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings whose bodies are inferior, who have deficiencies in their sense organs, who are ugly, obstinate, and foolish, blind, deaf, dumb, convulsive, lame, hunchbacked, leprous, insane, or who have all sorts of diseases and sufferings, as soon as they have heard my name they will all obtain beauty and sagacity. Their sense organs will be intact and they will not suffer from any diseases.”
The seventh great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings who are afflicted by various diseases, who have no help and no one in whom to take refuge, who have neither doctor nor medicine, neither relatives nor home, who are destitute and who have much suffering, as soon as my name passes through their ears they will be cured of all diseases and their bodies and minds will reside in peace and joy. They will be provided with plentiful families and property and they will eventually realize unsurpassed bodhi.”
The eighth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are women who, because of being female, are afflicted by the hundred failings [specific to women] and come to greatly dislike the female body, and they wish to rid themselves of it, as soon as they have heard my name their female bodies will be transformed into male bodies, with all the aspects of a great man, and they will eventually realize unsurpassed bodhi.”
The ninth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, I will cause all sentient beings to escape from Māra’s net. They will be delivered from the bonds of all the non-Buddhist paths. If they fall into the dense forest of various kinds of wrong views, I pull them out and establish them in the correct view, in order to make them gradually cultivate and study various bodhisattva practices, [so that] they will quickly realize unsurpassed, perfect bodhi.”
The tenth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings who are, according to the royal statutes, bound with a rope, caned, jailed, imprisoned, or are to be executed, or who are tormented by innumerable other calamities, humiliations, or grievances, who are experiencing suffering in body and mind, if they hear my name, because of my merits and majestic divine power they will all be delivered from all sorrows and suffering.”
The eleventh great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings who are suffering from starvation and thirst, and who commit all kinds of various evil acts in search of [needed] food — if they hear my name and hold on to it in a single-minded way I will first provide them with more than enough excellent food and drink to satisfy their bodies, and after that I will provide them with the taste of the Dharma, and finally cause them to become established in peace and joy.”
The twelfth great vow was: “I vow that when in the future I will attain bodhi, if there are sentient beings who are poor and have no clothing, who suffer day and night from mosquitoes and horseflies, cold and heat, if they hear my name and hold on to it in a single-minded way they will obtain at will a variety of marvelous clothing. They will also obtain all precious adornments, flower garlands, unguents, and skills in musical and theatrical performance. I will cause them to have these things to perfect satisfaction, according to their wishes.”
O Mañjuśrī, these were are the twelve subtle and excellent vows that that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, Worthy of Offerings, Perfectly Enlightened One, produced when he was practicing the bodhisattva path. Moreover, Mañjuśrī, it would be impossible to completely describe the excellence of the great vows made when that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, was practicing the bodhisattva path, and the excellence of the adornments of the merits of his buddha land, even if I were to spend a kalpa or more than a kalpa to do so.
The Buddha Land of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
Now, this buddha’s land is absolutely pure and there are no women there. There are neither evil destinies nor the sound of suffering. The ground is made of beryl and the roads are marked with ropes of gold. The walls and gates, palaces and pavilions, windows and curtains are all made of the seven precious substances. It is similar to the Joyous Realm of the West (Sukhāvatī); its merits and adornments are no different. In that land there are two bodhisattva mahāsattvas, one named Universally Pervading Solar Radiance (Sūryavairocana) and the other Universally Pervading Lunar Radiance (Candravairocana). They are the chiefs of infinite countless hosts of bodhisattvas, all able to hold on to the treasury of the right Dharma of that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata. This is why, Mañjuśrī, sons and daughters of good family, having faithful minds, should aspire to be born in this buddha’s realm.
Different Cases of the Manifestation of the Saving Power of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
At that moment, the Bhagavat again declared to the youth Mañjuśrī:
O Mañjuśrī, there may be sentient beings who, without knowing the [distinction between] good and evil, cling only to craving and avarice; and who, without knowing about giving and its fruits, are foolish and without wisdom and lack the roots of faith. They accumulate much wealth and treasure and strive to protect it. When they see a beggar aproaching their minds are not pleased. If they are compelled to give they feel pain as if their own flesh had been deeply cut. Moreover, there are sentient beings with limitless greed and avarice. They amass much property, more than they need for their own use. How much less would they use it to give to their parents, wives, children, servants and maids, or workmen or beggars who come? These beings, after their life has finished, will be born in the realm of hungry ghosts (pretas) or of animals. But if in a past [existence as] a human being they overheard the name of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, even though they are now in an evil path,15 as soon as they think of this tathāgata’s name they will disappear from that place and will be reborn in the human realm of existence. They will obtain knowledge of their past lifetimes ( jāti-smara). They will think of the suffering in the evil destinies with fear and will no longer wish for worldly pleasure. They will like to practice compassionate giving and will praise donors. They will not be stingy with anything that they possess. They will even be able to successively donate their own heads, eyes, hands, feet, blood, flesh or [any] part of their bodies to whomever comes and asks them. How much more so [will they be able to distribute all their] other property?
Moreover, Mañjuśrī, there may be sentient beings who have broken the precepts (śīla), even though they have received various trainings from the Tathāgata. There may also be those who, although they have not broken the precepts, have violated the regulations, or those who have not broken the precepts nor the regulations but have denigrated correct views. There may also be those who have not denigrated correct views but have abandoned the study of sutras preached by the Buddha and are unable to understand their profound meaning. There may also be those who have learned much but because of their arrogance their minds are obscured, [and they think that] they are right while others are not. They eventually come to detest the right Dharma and become the companions of Māra. All these foolish persons are led by themselves to practice wrong views, and they also drive innumerable millions of sentient beings to the great pitfall of danger. All these sentient beings will go to the hells or into the path of animals or that of the hungry ghosts, and they will endlessly remain in transmigration. [But] if they are able to hear the name of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata they will immediately abandon their evil doings and practice the good Dharma, and they will not fall into evil paths. Even if they cannot abandon evil behavior or practice the good Dharma, those who have sunk into evil paths, because of the majestic power of that Tathāgata’s former vows, will be able to hear, just for a moment, the name [of that tathāgata]. [This will be enough to cause them] to be reborn again in the human path when their life [in the evil paths] comes to an end. They will obtain the correct view, assiduousness [in practice], and self-control in their aspiration. Thus, they will be able to abandon the householder’s life and enter the renunciant’s life in the Tathāgata’s teaching. They will receive and maintain the basis of the training and they will not violate [the precepts]. [They will hold on to] correct views and learning and they will understand the extremely profound meanings [of the teaching]. They will be far from arrogance and will not denigrate the right Dharma. [Thus,] they will not become Māra’s companions. They will gradually practice the different bodhisattva practices and rapidly attain completion [of the path to enlightenment].
Moreover, Mañjuśrī, there may be sentient beings who are stingy, jealous, self-praising, and who defame others. They will fall into the three evil paths and undergo various kinds of violent suffering for innumerable thousands of years. After having undergone such violent suffering, after their life ends they will be reborn in the human world as oxen, horses, camels, or donkeys. [As these animals,] they will always be beaten and whipped. They will [always] be afflicted by hunger and thirst, and burdened by heavy loads on their backs as they travel the roads. If they are able to be reborn as human beings they will still be of low and humble status16 as slaves and menials, taking orders from others to serve them. They will never be free. [But] if in a previous life as a human such a person ever heard the name of the Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, because of this good cause he will remember it and take refuge in [that buddha] from the bottom of his heart. Thanks to the Buddha’s divine power, he will be delivered from various sufferings. His faculties will be sharp; wise and learned, he will always seek the excellent Dharma and meet virtuous friends. He will completely sever forever Māra’s net and break the shell of ignorance. He will dry up the river of defilements and will be delivered from birth, aging, illness, and death, and from misery and distress.
Moreover, Mañjuśrī, there may be sentient beings who like to have disagreements with others, who argue with them and make trouble for themselves and others. Through deeds, words, and thought they commit increasingly worse acts. Evolving thus, they constantly act in a harmful way and [even] plot to kill each other. Summoning the spirits of mountains, forests, trees, or charnel grounds, they kill various sentient beings and take their blood and flesh as sacrificial offerings to yakṣas and rākṣasas. They write down the names of their enemies or make figures of them on which they lay curses using black magic; they enchant and cast spells on [their enemies] and practice evil magic, invoking necromantic demons (vetālas) in order to break their lives and destroy their bodies. All such beings—if they are able to hear the name of this Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, all their evil actions will be unable to harm [others]. They will turn [their thoughts] and produce the mind of compassion. [They will think] of benefit, peace, and joy [for others]. They will have neither malice nor resentment. Each will rejoice at what he receives and will be content with it. They will not encroach on each other but will mutually make benefit.
Moreover, Mañjuśrī, there may be people of the four assemblies, bhikṣus (monks), bhikṣuṇīs (nuns), upāsakas (laymen), and upāsikās (laywomen), and other sons and daughters of good family with pure faith, who are able to hold on to the precepts of eightfold purification; having spent either17 one year or three months18 [in religious retreat], they have maintained their training. By these roots of good, they vow to be reborn in the Joyous Realm of the West (Sukhāvatī), the land of Amitāyus Buddha. Even if they listen to the right Dharma but still remain unconvinced, these people, if they are able to hear the name of the Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata when their life comes to end, will be visited by eight bodhisattvas mounted on their supernatural power19 who will show them the road [to Sukhāvatī]. [Thus,] they will at once be born spontaneously by transformation in that realm, among many precious flowers of various colors. Or, based on this cause, some of them will be reborn in heaven, and even though they have been reborn in heaven their former good root will not be exhausted so that they will no longer be reborn in various evil paths. When their lifetime in heaven comes to an end they will be reborn among humans as a wheel-turning king (cakravartin) governing the four continents with almighty majesty, establishing innumerable hundreds of thousands of sentient beings in the path of the ten good deeds. Or some will be born in the family of a kṣatriya or a brahman, or in the family of a great householder who possesses great wealth and a storehouse that is [always] full. Their form will be beautiful. They will have a great retinue. They will be intelligent and wise, brave and intrepid like a great hero-warrior. If a woman hears the name of the Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata and holds on to it from the bottom of her heart, then after [her death] she will no longer receive a female body.”20
Worship of the Sutra and Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata and Its Benefits
At that moment, the youth Mañjuśrī said to the Buddha:
O Bhagavat, I want to make a vow: In the age when the semblance Dharma appears, by various skillful means, may I cause the sons and daughters of good family with pure faith to hear the name of the Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata. Even while they are asleep I will awaken their ears with the buddha’s name. O Bhagavat, if there are [sentient beings] who hold this sutra and recite it, or explain its teaching and expound on it, or if they copy it themselves or cause others to copy it, and they respect and revere it, they should worship [the sutra] with various flower fragrances, perfumed unguents, powdered incense, burning incense, flower garlands, precious necklaces, banners, canopies, and music. They should make a pouch out of five-colored cloth and wrap [the sutra] in it. They should clean up the site, sweeping and sprinkling water, and set up a high place where they will place [the sutra] with care. At that time, the four great deva kings, with their retinues and innumerable hundreds of thousands of hosts of devas, will come to the site to worship and protect it. O Bhagavat, at places where this sutra treasure becomes widespread, if there are people who hold on to it, because of the merits of the former vows of this Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, and because they heard his name, there will no longer be any untimely death in those places. Nor will there be any evil demons and spirits that steal the vital energy [of people]. Even if there are [those from whom the vital energy has] already been taken, they will recover it as before and their bodies and minds will be safe and joyous.
The Buddha said to Mañjuśrī:
So it is, so it is. [It shall be exactly] as you say, Mañjuśrī. If there are sons and daughters of good family with pure faith who want to worship that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, they should first make an image of that buddha’s form, set up a clean seat, and place the image on it. They should scatter various kinds of flowers and burn various kinds of incense; they should adorn the place with various banners and flags. For seven days and seven nights they should observe the precepts of eightfold purification, eating pure food, bathing, cleansing and perfuming [their bodies], wearing new and pure garments. They should produce a mind without any impurity, without any anger and hatred. They should produce a mind of benefit, comfort, compassion, joyful giving, equanimity, and impartiality toward all sentient beings. They should play drums and sing praises while circumambulating to the right of the buddha image. Furthermore, they should recall the merits of that tathāgata’s former vows and recite this sutra, consider its meanings, explain its teaching, and expound on it. Everything they wish for will be granted at their will. Should they want a long life, they will have it. Should they want to obtain great wealth, they will obtain it. Should they seek for a high rank in office, they will attain it. Should they wish for a son or a daughter, they will obtain them according to their wish.
Suppose there is a person who suddenly has a nightmare, seeing various evil apparitions or monstrous birds coming in flocks, or suppose a hundred ominous portents appear in his house, if that person respectfully worships that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata using all kinds of marvelous implements, the nightmares, evil apparitions, and inauspicious omens will all disappear and will no longer be able to trouble him. Or if they are threatened by water, fire, swords, poison, precipices, unruly elephants, lions, tigers, wolves, bears, poisonous snakes, bad scorpions, centipedes or millipedes, mosquitoes, or horse- flies — if the person threatened by such dangers can recall that buddha from the bottom of his heart and worship him with respect he will be free from all of these fears. In the case of invasions [of one’s country] from other countries, or thieves, or rebellions, if one recalls that tathāgata with respect he will be free from all [these calamities].
Moreover, Mañjuśrī, there may be sons and daughters of good family with pure faith, who until the end of their days, having never served other devas, wholeheartedly took refuge exclusively in the Buddha, Dharma, and Sangha and held on to the prohibitions — either the five precepts, the ten precepts, the four hundred precepts of bodhisattvas, the two hundred and fifty precepts of bhikṣus, or the five hundred precepts of bhikṣuṇīs — but they violated some of the precepts they had taken. Such people may fear falling into evil paths. If they can recall that buddha’s name in a single-minded way and respectfully worship it, they will definitely never receive rebirth in the three evil paths. Or there may be women who at the moment of giving birth to a child experience extreme suffering. If they can recite that tathāgata’s name from the bottom of their heart and respectfully praise and worship him, all their suffering will be removed. The body of the newborn child will be complete. He will be beautiful and those who see him will be pleased. He will have keen sense organs, intelligence, and tranquility. He will seldom become ill and nonhuman beings will never be able to steal his vital spirit.
Ānanda’s Belief in Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
At that moment, the Bhagavat said to Ānanda:
The merits acquired by that buddha, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, whom I thus praise, belong to the realm of the very profound activities of the buddhas and they are difficult to understand. Do you believe in them?
Ānanda replied:
O most virtuous Bhagavat, I do not hold any doubts about the sutra that the Tathāgata preaches. Why is this? [Because in] all the Tathāgata’s acts of body, speech, and thought there is none that is not pure. O Bhaga- vat, should the sun and moon fall down, or if Mount Sumeru tilts and moves, there will be no differences in the buddhas’ sayings. O Bhagavat, there may be sentient beings in whom the faculty of faith is incomplete. Hearing the teaching about the realm of the very profound activities of the buddhas, they may think: “Why does simply remembering the name of a single buddha, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, allow one to obtain merits of such excellent benefit?” Because of this unbelief they may instead denigrate [this teaching], thus losing great benefits through the long night [of samsara] and falling into evil paths, eternally revolving in them.
The Buddha said to Ānanda:
These sentient beings, if they are able to hear the name of Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata and hold on to it with their entire mind, without producing any doubt, then there will be no reason for them to fall into evil paths. O Ānanda, these are the very profound practices of the buddhas, difficult to understand and believe in. [If ] you [can] now receive them, you should know that all this is due to the Tathāgata’s majestic power. O Ānanda, all the listeners (śrāvakas), self-enlightened ones ( pratyekabuddhas), or the bodhisattvas who have not yet attained the grounds [of the bodhisattva practices], all of them, except the bodhisattva bound to one more birth, are unable to understand and believe according to reality. O Ānanda, it is difficult to obtain a human body. It is more difficult to respectfully believe in and revere the Three Jewels. Hearing the name of Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata is even more difficult. O Ānanda, that Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata accomplished innumerable bodhisattva practices; he has innumerable skillful means and innumerable great vows. Even if I were to spend a kalpa or more than a kalpa to expound on [them], the kalpa would be rapidly exhausted. That buddha’s practices of vows and his skillful means are inexhaustible.
Saving People on Their Deathbeds
At that moment in the assembly there was a bodhisattva mahāsattva named Saving Deliverance (Trāṇamukta). He arose from his seat, bared his shoulder on one side, and knelt with his right knee on the ground. Bowing [toward the Bhagavat] and joining his palms, he said to the Buddha:
O most virtuous Bhagavat, in the age when the semblance Dharma is appearing there may be sentient beings who, because of various sufferings, are distressed. Unable to eat and drink, they are exhausted and emaciated by long illness. Their throat and lips are dry; they see darkness all around. The characteristics of death appear. Parents, relatives, friends, and acquaintances gather around such a person, lamenting and weeping. Then, while his body21 lies in its original place, he sees a messenger of Yama who takes his consciousness before King of the Dharma Yama. Now, each sentient being has an inborn genius [attached to him].22 This genius records all his actions as either good or evil and then gives this record to Yama, King of the Dharma. The king then interrogates [the dying person] and calculates the totals of his good and evil actions, and judges him thereby. At that time, if the ill person’s relatives and friends are able to take refuge in Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata for the sake of that person, and they invite monks to recite this sutra, light seven-storied lamps, and suspend a five-colored life-prolonging divine banner,23 it is then possible for his consciousness to return to that place,24 and he will clearly understand what he had experienced, as if in a dream. Or it could be that after seven days or twenty one days or thirty five days or forty nine days his consciousness returns, as if he had awoken from a dream, and he will remember and know all the retributions of his good and not-good acts. Because he can actually see the retributions of his acts, even in the case of facing danger to his life25 he will no longer commit any evil acts. This is why, sons and daughters of good family with pure faith, you should all hold on to the name of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata and, according to each one’s capacity, respectfully worship him.
At that moment, Ānanda asked Saving Deliverance Bodhisattva:
O, son of good family, how should we respectfully worship that Bhagavat, Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata? And how should we make the life-prolonging banner and the lamp?
Saving Deliverance Bodhisattva said:
O most virtuous one, if there is an ill person who wishes to be delivered from suffering from illness, for the sake of this person one should observe the precepts of eightfold purification for seven days and seven nights.
One should donate according to his capacity food and drink and other goods to the community of bhikṣus. Throughout the six periods of the day and night one should revere and worship Bhagavat Master of Med- icine, Beryl Radiance Tathāgata and recite this sutra forty nine times. He should light forty nine lamps and make seven images of the form of that tathāgata. In front of each image he should place seven lamps; each lamp must be as large as a cartwheel. For the duration of forty nine days the light must never be extinguished. Make a banner of five colors measuring forty nine hand-lengths long. Release creatures of various species, up to forty nine in number. This will allow [the ill person] to surmount the danger [so that] he will not be fall into the grasp of evil demons.
Moreover, Ānanda, if a kṣatriya king who has received the ointment happens to experience calamities, such as an epidemic among the pop- ulace, an invasion from another country, a rebellion in his own realm, an inauspicious configuration of stars, eclipses of the sun or moon, wind and rain at inappropriate times, or too little rain out of season—in such cases, the kṣatriya king who has received the ointment should give rise to a mind of compassion toward all sentient beings. He should release imprisoned people under amnesty and worship that Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata according to the method of worship described above. Thanks to this wholesome root and the power of that tathāgata’s former vows, his kingdom will right away obtain peace and tranquility. There will be timely wind and rain, the grains will ripen, and all sentient beings will be without illness and will be happy and joyous. There will be no cruel yakṣas or other spiritual beings in his country who could cause sentient beings to suffer. All the inauspicious omens will disappear altogether. The kṣatriya king who has received the ointment will have a long life, he will be handsome and powerful; he will be free from illness and obtain increasing prosperity.
O Ānanda, if the emperor, the queen and consorts, the heir-apparent and other princes, the ministers and secretaries, the queen’s attendant ladies, officials, and common people are troubled by the suffering of disease or other calamities, they also should make a five-colored divine banner and light lamps that burn continuously. They should release various living creatures, scatter flowers of different colors, and burn famous incense. They will then be able to recover from illness and will be liberated from all troubles.
At that moment, Ānanda asked Saving Deliverance Bodhisattva, “O son of good family, how is it possible to increase the prosperity of someone whose life span is already exhausted?”
Saving Deliverance Bodhisattva said:
O most virtuous one, how can you not have heard the Tathāgata’s teaching about the nine kinds of untimely death? This is why it is recommended to make the life-prolonging banner, [light] lamps, and practice various meritorious [practices]. By doing these meritorious [practices], when one’s life span is exhausted he or she will not experience any suffering.
Nine Kinds of Untimely Death
Ānanda asked, “What are these nine kinds of untimely death?” Saving Deliverance Bodhisattva said:
Suppose there are sentient beings who are affected by a minor disease but have no doctor or medicine, and no one to take care of them, or even if they are able to see a doctor they are not given [appropriate] medicine, so that they die when normally they should not yet die. There are also [people] who believe in false teachings about misfortune and fortune given by masters of worldly evil demons, or they believe in non-Buddhist paths or inauspicious omens.26 This raises in their mind the emotion of fear. As they are not correct in their minds they ask divinatory questions and, not seeing that this is a calamity,27 they kill various sentient beings in order to propitiate spirits and appeal to demons and monsters, begging them for good fortune and a longer life. Yet in the end they cannot obtain anything; they are foolish and confused. They believe in evil [teachings] and distorted views. They eventually die in an untimely way and enter into hell without any [foreseeable] term of release.28 This is called the first untimely death.
The second [untimely death] is to unexpectedly be subject to execution under royal statutes. The third is when one goes out hunting on a pleasure party and engages without restraint in debauchery and drunkenness. Unexpectedly one’s vital energy is then taken away by a [demonic] non-human being. The fourth is when one is unexpectedly burned in a fire. The fifth is when one unexpectedly drowns in water. The sixth is when one is unexpectedly eaten by various wild animals. The seventh is when one unexpectedly falls from a mountain cliff. The eighth is when one is unexpectedly poisoned, cursed, imprecated, or [becomes the object of an evil spell] by necromantic demons (vetālas). The ninth is when one suffers from hunger and thirst and is unable to obtain food and drink, so that he or she unexpectedly dies.
These are abridged teachings by the Tathāgata on the untimely deaths, of which there are nine kinds. There are also innumerable other untimely [deaths] that are difficult to explain in detail.
Moreover, Ānanda, King Yama has control of the register of the names [of all the beings in] the world. If there are those who are not filial, who have committed the five capital crimes, who have broken and brought shame to the Three Jewels, who have infringed upon the law of ruler and subjects, or who have denigrated faith [and violated] the precepts, then the King of the Dharma Yama will punish them in accordance with his examination of the severity of their crimes. This is why I now urge all sentient beings to light lamps, make banners, release creatures, and engage in meritorious activities. Thus, people will be delivered from calamities and avoid meeting all kinds of difficulties.
Twelve Great Yakṣa Generals
At that moment in the assembly there were twelve yakṣa generals seated together. These were29 the general Kiṃbhīra, the general Vajra, the general Mekhila, the general Antila, the general Anila, the general Saṇṭhila, the general Indāla, the general Pāyila, the general Māhura, the general Cindāla, the general Codhura, and the general Vikala. Each of these twelve yakṣa generals had retinues of seven thousand yakṣas. They raised their voices together and said to the Buddha:
O Bhagavat, having heard the name of Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata, we have now received the Buddha’s majestic power. We are no longer afraid of falling into evil paths. We are together all of the same mind in taking refuge in the Buddha, Dharma, and Sangha throughout our lives. We vow to bear the burden of bringing about benefit, enrichment, peace, and pleasure for all sentient beings. Wherever it may be, either in a village, town, capital, or remote forest, if there is anyone who spreads this sutra or holds onto the name of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata and respectfully worships him, we and our retinues will protect that person. All such people will be delivered from all suffering and difficulty and their wishes will all be completely fulfilled. Anyone who is ill and wishes to be delivered [from illness] should read and recite this sutra. Taking a five-colored rope, they should knot our names in it; when their wish is fulfilled they should untie the knots.
At that moment, the Bhagavat praised the yakṣa generals and said to them: Excellent, excellent, yakṣa generals! You think of responding to the debt of gratitude for Bhagavat Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata. You should always do thus, bringing about benefit, peace, and pleasure for all sentient beings.
Conclusion
At that moment, Ānanda said to the Buddha, “O Bhagavat, how should this Dharma gate be called, and how should we uphold it?” The Buddha said to Ānanda:
This Dharma gate is called “The Teaching on the Merits of the Former Vow of Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata.” It is also called “The Teaching of the Divine Spell of the Twelve Divine Generals Benefiting Sentient Beings [and] the Fulfillment of [Their] Wishes.” It is also called “The Eradication of all Karmic Obstructions.” You should uphold this [sutra] as such.
When the Bhagavat finished teaching this [sutra], all the bodhisattva mahāsattvas and great listeners (śrāvakas), kings, ministers, brahmans, and householders, devas, dragons, yakṣas, gandharvas, asuras, garuḍas, kiṃnaras, mahoragas, humans, and nonhumans — all in the assembly who heard the Buddha’s teaching were greatly delighted, received it with conviction and faith, and practiced it.
[End of ] The Scripture of the Merits of the Former Vows of
Master of Medicine, Beryl Radiance Tathāgata
藥師琉璃光如來本願功德經
唐三藏法師玄奘奉詔譯
如是我聞:一時,薄伽梵,遊化諸國,至廣嚴城,住樂音樹下,與大苾芻眾八千人俱,菩薩摩訶薩三萬六千,及國王、大臣、婆羅門、居士、天龍藥叉、人非人等,無量大眾,恭敬圍繞,而為説法。
爾時,曼殊室利法王子,承佛威神,從座而起,偏袒一肩,右膝著地,向薄伽梵曲躬合掌。白言:世尊.唯願演説如是相類諸佛名號,及本大願,殊勝功德;令諸聞者,業障消除,為欲利樂像法轉時,諸有情故。
爾時,世尊贊曼殊室利童子言:善哉!善哉!曼殊室利,汝以大悲勸請我説諸佛名號、本願功德,為拔業障所纏有情,利益安樂像法轉時諸有情故。汝今諦聽,極善思惟,當為汝説。
曼殊室利言:唯然,願説,我等樂聞。
佛告曼殊室利:東方去此,過十殑伽沙等佛土,有世界名淨琉璃,佛號藥師琉璃光如來、應正等覺、明行圓滿、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、薄伽梵。
曼殊室利!彼佛世尊藥師琉璃光如來本行菩薩道時,發十二大願,令諸有情,所求皆得。
第一大願:願我來世得阿耨多羅三藐三菩提時,自身光明熾然,照耀無量無數無邊世界。以三十二大丈夫相、八十隨形,莊嚴其身,令一切有情,如我無異。
第二大願:願我來世得菩提時,身如琉璃,內外明徹,淨無瑕穢,光明廣大,功德巍巍,身善安住,焰網莊嚴,過於日月;幽冥眾生,悉蒙開曉;隨意所趣,作諸事業。
第三大願:願我來世得菩提時.以無量無邊智慧方便,令諸有情皆得無盡所受用物,莫令眾生有所乏少。
第四大願:願我來世得菩提時,若諸有情行邪道者,悉令安住菩提道中;若行聲聞、獨覺乘者,皆以大乘而安立之。
第五大願:願我來世得菩提時,若有無量無邊有情,於我法中,修行梵行,一切皆令得不缺戒,具三聚戒;設有毀犯,聞我名已,還得清淨,不墮惡趣。
第六大願:願我來世得菩提時,若諸有情,其身下劣,諸根不具,醜陋頑愚,盲聾喑啞,攣躄背僂,白癩顛狂,種種病苦;聞我名已,一切皆得,端正黠慧,諸根完具,無諸疾苦。
第七大願:願我來世得菩提時,若諸有情,眾病逼切,無救無歸,無醫無藥,無親無家.貧窮多苦;我之名號,一經其耳,眾病悉除,身心安樂,家屬資具,悉皆豐足,乃至證得無上菩提。
第八大願:願我來世得菩提時,若有女人,為女百惡之所逼惱,極生厭離,願舍女身;聞我名已,一切皆得轉女成男,具丈夫相,乃至證得無上菩提。
第九大願:願我來世得菩提時,令諸有情,出魔罥網,解脱一切外道纏縛;若墮種種惡見稠林,皆當引攝,置於正見,漸令修習,諸菩薩行,速證無上正等菩提。
第十大願:願我來世得菩提時,若諸有情,王法所加。縛錄鞭撻,系閉牢獄,或當刑戮,及餘無量災難凌辱,悲愁煎逼,身心受苦;若聞我名,以我福德威神力故,皆得解脱一切憂苦。
第十一大願:願我來世得菩提時,若諸有情,飢渴所惱,為求食故,造諸惡業;得聞我名,專念受持,我當先以上妙飲食,飽足其身,後以法味,畢竟安樂而建立之。
第十二大願:願我來世得菩提時,若諸有情,貧無衣服,蚊虻寒熱,晝夜逼惱;若聞我名,專念受持,如其所好,即得種種上妙衣服,亦得一切寶莊嚴具,華鬘塗香,鼓樂眾伎,隨心所玩,皆令滿足。
曼殊室利,是為彼世尊藥師琉璃光如來應正等覺,行菩薩道時,所發十二微妙上願。
複次,曼殊室利,彼世尊藥師琉璃光如來行菩薩道時,所發大願,及彼佛土功德莊嚴,我若一劫,若一劫餘,説不能盡。然彼佛土,一向清淨,無有女人,亦無惡趣,及苦音聲;琉璃為地,金繩界道,城闕,宮閣,軒窗,羅網,皆七寶成;亦如西方極樂世界,功德莊嚴,等無差別。於其國中,有二菩薩摩訶薩:一名日光遍照,二名月光遍照,是彼無量無數菩薩眾之上首,次補佛處,悉能持彼世尊藥師琉璃光如來正法寶藏 [1] 。是故曼殊室利,諸有信心善男子善女人等,應當願生彼佛世界。
爾時,世尊復告曼殊室利童子言:曼殊室利,有諸眾生,不識善惡,唯懷貪吝,不知佈施及施果報,愚痴無智,闕於信根。多聚財寶,勤加守護。見乞者來,其心不喜。設不獲已,而行施時,如割身肉,深生痛惜。復有無量慳貪有情,積集資財,於其自身,尚不受用,何況能與父母、妻子、奴婢、作使,及來乞者。彼諸有情,從此命終,生餓鬼界或傍生趣。由昔人間,曾得暫聞藥師琉璃光如來名故,今在惡趣,暫得憶念彼如來名,即於念時,從彼處沒,還生人中,得宿命念,畏惡趣苦,不樂欲樂,好行惠施,讚歎施者,一切所有,悉無貪惜,漸次尚能以頭目、手足、血肉、身分施來求者,況餘財物。
複次,曼殊室利,若諸有情,雖於如來受諸學處,而破屍羅。有雖不破屍羅,而破軌則。有於屍羅軌則,雖得不壞,然毀正見。有雖不毀正見,而棄多聞,於佛所説契經深義,不能解了。有雖多聞,而增上慢;由增上慢,覆蔽心故,自是非他,嫌謗正法,為魔伴黨。如是愚人,自行邪見,復令無量俱胝有情,墮大險坑。此諸有情,應於地獄、傍生、鬼趣流轉無窮。若得聞此藥師琉璃光如來名號,便舍惡行,修諸善法,不墮惡趣。設有不能捨諸惡行,修行善法,墮惡趣者,以彼如來本願威力,令其現前,暫聞名號,從彼命終,還生人趣,得正見精進,善調意樂,便能捨家,趣於非家,如來法中,受持學處,無有毀犯,正見多聞,解甚深義,離增上慢,不謗正法,不為魔伴,漸次修行諸菩薩行,速得圓滿。
複次,曼殊室利,若諸有情,慳貪嫉妒,自贊毀他,當墮三惡趣中,無量千歲,受諸劇苦。受劇苦已,從彼命終,來生人間,作牛馬駝驢,恆被鞭撻,飢渴逼惱,又常負重,隨路而行。或得為人,生居下賤,作人奴婢,受他驅役,恆不自在。若昔人中,曾聞世尊藥師琉璃光如來名號,由此善因,今復憶念,至心皈依,以佛神力,眾苦解脱;諸根聰利,智慧多聞,恆求勝法。常遇善友,永斷魔罥,破無明殼,竭煩惱河,解脱一切生老病死,憂愁苦惱。
複次,曼殊室利,若諸有情,好喜乖離,更相鬥訟,惱亂自他,以身語意,造作增長,種種惡業,輾轉常為不饒益事,互相謀害。告召山林樹冢等神,殺諸眾生.取其血肉,祭祀藥叉、羅剎婆等;書怨人名,作其形像,以惡咒術,而咒詛之。魘魅蠱道,咒起屍鬼,令斷彼命,及壞其身。是諸有情,若得聞此藥師琉璃光如來名號,彼諸惡事,悉不能害。一切輾轉,皆起慈心,利益安樂,無損惱意,及嫌恨心。各各歡悦,於自所受,生於喜足,不相侵凌,互為饒益。
複次,曼殊室利,若有四眾,苾芻,苾芻尼,鄔波索迦,鄔波斯迦,及餘淨信善男子、善女人等。有能受持八分齋戒,或經一年,或復三月,受持學處,以此善根,願生西方極樂世界,無量壽佛所,聽聞正法,而未定者,若聞世尊藥師琉璃光如來名號,臨命終時,有八大菩薩,其名曰:文殊師利菩薩,觀世音菩薩,得大勢菩薩,無盡意菩薩,寶檀華菩薩,藥王菩薩,藥上菩薩,彌勒菩薩。是八大菩薩乘空而來,示其道路,即於彼界,種種雜色,眾寶華中,自然化生。或有因此,生於天上,雖生天上,而本善根,亦未窮盡,不復更生諸餘惡趣。天上壽盡,還生人間,或為輪王,統攝四洲,威德自在,安立無量百千有情於十善道。或生剎帝利、婆羅門、居士大家。多饒財寶,倉庫盈溢,形相端正,眷屬具足,聰明智慧,勇健威猛,如大力士。若是女人,得聞世尊藥師琉璃光如來名號,至心受持,於後不復更受女身。
複次,曼殊室利,彼藥師琉璃光如來得菩提時,由本願力,觀諸有情,遇眾病苦,瘦攣、幹消、黃熱等病;或被魘魅、蠱毒所中;或復短命,或時橫死;欲令是等病苦消除,所求願滿。時彼世尊,入三摩地,名曰除滅一切眾生苦惱。既入定已,於肉髻中,出大光明,光中演説大陀羅尼曰:南無薄伽伐帝,鞞殺社窶(ju)嚕,薜琉璃,缽喇(la)婆,喝囉(la)闍(shé)也,怛他(tuo)揭多耶,阿囉訶帝,三藐三勃陀耶。怛侄他,唵,鞞殺逝,鞞殺逝,鞞殺社,三沒揭帝,莎訶。
爾時,光中説此咒已,大地震動,放大光明,一切眾生,病苦皆除,受安隱樂。
曼殊室利,若見男子女人,有病苦者,應當一心,為彼病人,常清淨澡漱,或食,或藥,或無蟲水,咒一百八遍,與彼服食,所有病苦,悉皆消滅。若有所求,至心念誦,皆得如是,無病延年;命終之後,生彼世界,得不退轉,乃至菩提。是故曼殊室利!若有男子女人,於彼藥師琉璃光如來,至心殷重,恭敬供養者,常持此咒。勿令廢忘!
複次,曼殊室利,若有淨信男子女人,得聞藥師琉璃光如來應正等覺所有名號,聞已誦持,晨嚼齒木,澡漱清淨,以諸香華,燒香塗香,作眾伎樂,供養形象。於此經典,若自書,若教人書,一心受持,聽聞其義。於彼法師,應修供養,一切所有資身之具,悉皆施與,勿令乏少。如是便蒙諸佛護念,所求願滿,乃至菩提。
爾時,曼殊室利童子白佛言:世尊!我當誓於像法轉時,以種種方便,令諸淨信善男子善女人等,得聞世尊藥師琉璃光如來名號,乃至睡中亦以佛名覺悟其耳。世尊!若於此經受持讀誦,或復為他演説開示。若自書,若教人書,恭敬尊重,以種種華香、塗香、末香、燒香。華鬘、瓔珞、幡蓋、伎樂,而為供養,以五色彩,作囊盛之。掃灑淨處,敷設高座而用安處。爾時四大天王,與其眷屬,及餘無量百千天眾,皆詣其所,供養守護。世尊,若此經寶流行之處,有能受持,以彼世尊藥師琉璃光如來本願功德,及聞名號,當知是處,無復橫死,亦復不為諸惡鬼神,奪其精氣;設已奪者,還得如故,身心安樂。
佛告曼殊室利:如是!如是!如汝所説。曼殊室利,若有淨信善男子善女人等,欲供養彼世尊藥師琉璃光如來者,應先造立彼佛形像,敷清淨座,而安處之。散種種華.燒種種香.以種種幢幡,莊嚴其處。七日七夜,受八分齋戒,食清淨食,澡浴香潔,著清淨衣,應生無垢濁心,無怒害心,於一切有情,起利益安樂,慈悲喜捨平等之心,鼓樂歌贊,右繞佛像。復應念彼如來本願功德,讀誦此經,思惟其義,演説開示。隨所樂求,一切皆遂,求長壽得長壽,求富饒得富饒,求官位得官位,求男女得男女。
若復有人,忽得惡夢,見諸惡相,或怪鳥來集,或於住處,百怪出現。此人若以眾妙資具,恭敬供養彼世尊藥師琉璃光如來者,惡夢惡相,諸不吉祥,皆悉隱沒,不能為患。或有水火,刀毒懸險,惡象師子,虎狼熊羆,毒蛇惡蠍,蜈蚣蚰蜒,蚊虻等怖,若能至心憶念彼佛,恭敬供養,一切怖畏,皆得解脱。若他國侵擾,盜賊反亂,憶念恭敬彼如來者,亦皆解脱。
複次,曼殊室利,若有淨信善男子善女人等,乃至盡形,不事余天,唯當一心,歸佛法僧,受持禁戒。若五戒,十戒,菩薩四百戒,苾芻二百五十戒,苾芻尼五百戒。於所受中,或有毀犯,怖墮惡趣。若能專念彼佛名號,恭敬供養者,必定不受三惡趣生。或有女人,臨當產時,受於極苦,若能至心稱名禮讚,恭敬供養彼如來者,眾苦皆除。所生之子,身分具足,形色端正,見者歡喜,利根聰明,安隱少病,無有非人,奪其精氣。
爾時,世尊告阿難言:如我稱揚彼世尊藥師琉璃光如來所有功德,此是諸佛甚深行處,難可解了,汝為信不?
阿難白言:大德世尊!我於如來所説契經,不生疑惑。所以者何?一切如來身語意業,無不清淨。世尊!此日月輪,可令墮落;妙高山王,可使傾動;諸佛所言無有異也。世尊!有諸眾生,信根不具,聞説諸佛甚深行處,作是思惟:云何但念藥師琉璃光如來一佛名號,便獲爾所功德勝利?由此不信,返生誹謗,彼於長夜,失大利樂,墮諸惡趣,流轉無窮。
佛告阿難:是諸有情,若聞世尊藥師琉璃光如來名號,至心受持,不生疑惑,墮惡趣者,無有是處。阿難.此是諸佛甚深所行.難可信解。汝今能受.當知皆是如來威力。阿難!一切聲聞獨覺,及未登地諸菩薩等,皆悉不能如實信解,唯除一生所繫菩薩。阿難!人身難得,於三寶中,信敬尊重,亦難可得。聞世尊藥師琉璃光如來名號,復難於是。阿難!彼藥師琉璃光如來,無量菩薩行,無量善巧方便,無量廣大願,我若一劫,若一劫餘,而廣説者,劫可速盡,彼佛行願,善巧方便,無有盡也。
爾時,眾中有一菩薩摩訶薩,名曰救脱,即從座起,偏袒右肩,右膝著地,曲躬合掌,而白佛言:大德世尊!像法轉時,有諸眾生,為種種患之所困厄,長病羸瘦,不能飲食,喉唇乾燥,見諸方暗,死相現前,父母,親屬,朋友,知識,涕泣圍繞。然彼自身,卧於本處,見琰魔使,引其神識,至於琰魔法王之前。然諸有情,有俱生神。隨其所作,若罪若福,皆具書之,盡持授與琰魔法王。爾時彼王,推問其人,計算所作,隨其罪福,而處斷之。時彼病人,親屬知識,若能為彼皈依世尊藥師琉璃光如來,請諸眾僧,轉讀此經,燃七層之燈,懸五色續命神幡,或有是處,彼識得還,如在夢中,明瞭自見。或經七日,或二十一日,或三十五日,或四十九日。彼識還時,如從夢覺,皆自憶知,善不善業,所得果報,由自證見,業果報故,乃至命難,亦不造作諸惡之業。是故淨信善男子善女人等,皆應受持藥師琉璃光如來名號,隨力所能,恭敬供養。
爾時 ,阿難問救脱菩薩曰:善男子,應云何恭敬供養彼世尊藥師琉璃光如來,續命幡燈,復云何造?救脱菩薩言:大德!若有病人,欲脱病苦,當為其人,七日七夜,受持八分齋戒。應以飲食,及餘資具,隨力所辦,供養苾芻僧。晝夜六時,禮拜供養彼世尊藥師琉璃光如來,讀誦此經四十九遍。燃四十九燈,造彼如來形像七軀,一一像前,各置七燈,一一燈量,大如車輪,乃至四十九日,光明不絕。造五色彩幡,長四十九搩手。應放雜類眾生,至四十九。可得過度危厄之難,不為諸橫惡鬼所持。
複次,阿難!若剎帝利灌頂王等,災難起時,所謂:人眾疾疫難,他國侵逼難,自界叛逆難,星宿變怪難,日月薄蝕難,非時風雨難,過時不雨難。彼剎帝利灌頂王等,爾時應於一切有情,起慈悲心,赦諸系閉。依前所説,供養之法,供養彼世尊藥師琉璃光如來。由此善根,及彼如來本願力故,令其國界,即得安穩,風雨順時,谷稼成熟,一切有情,無病歡樂。於其國中,無有暴惡。藥叉等神,惱有情者,一切惡相,皆即隱沒。而剎帝利灌頂王等,壽命色力,無病自在,皆得增益。
阿難!若帝后妃主,儲君王子。大臣輔相,中宮綵女,百官黎庶,為病所苦,及餘厄難;亦應造立五色神幡,燃燈續明,放諸生命,散雜色華,燒眾名香,病得除愈,眾難解脱。
爾時阿難問救脱菩薩言:善男子!云何已盡之命,而可增益?救脱菩薩言:大德!汝豈不聞如來説有九橫死耶?是故勸造續命幡燈,修諸福德,以修福故,盡其壽命,不經苦患。阿難問言:九橫云何?救脱菩薩言:若諸有情,得病雖輕,然無醫藥及看病者,設復遇醫,授以非藥,實不應死,而便橫死。又信世間邪魔外道妖孽之師,妄説禍福,便生恐動,心不自正,卜問覓禍,殺種種眾生,解奏神明,呼諸魍魎,請乞福祐,欲冀延年,終不能得。愚痴迷惑,信邪倒見,遂令橫死。入於地獄,無有出期,是名初橫。二者橫被王法之所誅戮。三者畋獵嬉戲,耽淫嗜酒,放逸無度,橫為非人,奪其精氣。四者橫為火焚,五者橫為水溺,六者橫為種種惡獸所啖,七者橫墮山崖,八者橫為毒藥、厭禱、咒詛、起屍鬼等之所中害。九者飢渴所困,不得飲食,而便橫死。是為如來略説橫死,有此九種,其餘復有無量諸橫,難可具説。
複次,阿難!彼琰魔王主領世間名籍之記,若諸有情,不孝五逆,破辱三寶,壞君臣法,毀於性戒,琰魔法王,隨罪輕重,考而罰之。是故我今勸諸有情,燃燈造幡,放生修福,令度苦厄,不遭眾難。
爾時,眾中有十二藥叉大將,俱在會坐.所謂:宮毗羅大將、伐折羅大將、迷企羅大將、安底羅大將、額你羅大將、珊底羅大將、因達羅大將、波夷羅大將、摩虎羅大將、真達羅大將、招杜羅大將、毗羯羅大將,此十二藥叉大將,一一各有七千藥叉,以為眷屬。同時舉聲白佛言:世尊!我等今者,蒙佛威力,得聞世尊藥師琉璃光如來名號,不復更有惡趣之怖。我等相率,皆同一心,乃至盡形歸佛法僧,誓當荷負一切有情,為作義利,饒益安樂,隨於何等村城國邑,空閒林中,若有流佈此經,或復受持藥師琉璃光如來名號,恭敬供養者,我等眷屬,衞護是人,皆使解脱一切苦難,諸有願求,悉令滿足,或有疾厄求度脱者,亦應讀誦此經,以五色縷,結我名字,得如願已,然後解結。
爾時,世尊贊諸藥叉大將言:善哉!善哉!大藥叉將!汝等念報世尊藥師琉璃光如來恩德者,常應如是利益安樂一切有情。
爾時,阿難白佛言:世尊!當何名此法門?我等云何奉持?
佛告阿難:此法門名説藥師琉璃光如來本願功德,亦名説十二神將饒益有情結願神咒,亦名拔除一切業障,應如是持。
時薄伽梵,説是語已,諸菩薩摩訶薩及大聲聞,國王、大臣、婆羅門、居士、天龍、藥叉、健達縛、阿素洛、揭路荼、緊捺洛、莫呼洛伽、人非人等一切大眾,聞佛所説,皆大歡喜,信受奉行。藥師琉璃光如來本願功德經。
贊:
十二大願 饒益有情
密咒加持德難名
禮念願圓成 怨業冰清
壽永福慧宏
南無藥師琉璃光如來(三稱)
南無日光遍照菩薩(三稱)
南無月光遍照菩薩(三稱)
藥師琉璃光如來本願功德經(竟)
藥師經贊:
十二藥叉大將助佛宣揚 五色彩縷結其名 隨願悉圓成 冤業冰清 福壽永康寧
藥師教主 延壽能仁 日光普照月光臨 菩薩降福隆 藥叉神明 擁護保安寧
藥師會上 熾盛光王 十二大願妙難量 苦海作舟航 廣大吉祥 諸佛盡稱揚
藥師會上 琉璃光王 八大菩薩降吉祥 七佛護壇場 日月威光 滅罪免災殃
藥師大願 功德無邊 大千沙界盡包含 寶地布金蓮 我佛弘宣 福壽廣增延
藥師佛贊:
藥師佛延壽王 光臨水月壇場
悲心救苦降吉祥 免難消災障
懺悔眾等三世罪 願祈福壽綿長
吉星高照沐恩光 如意保安康
吉星高照沐恩光 如意保安康
藥師佛偈:
藥師如來琉璃光,焰網莊嚴無等倫,
無邊行願利有情,各遂所求皆不退。
藥師七佛
南無善名稱吉祥王如來
南無寶月智嚴光音自在王如來
南無金色寶光妙行成就如來
南無無憂最勝吉祥如來
南無法海雷音如來
南無法海勝慧遊戲神通如來
南無藥師琉璃光如來
藥師灌頂真言
南無薄伽伐帝。鞞殺社 窶嚕 薜琉璃。缽喇婆 喝囉闍也。怛他揭多耶。阿囉喝帝 三藐三勃陀耶。怛侄他。 唵 鞞殺逝 鞞殺逝 鞞殺社 三沒揭帝莎訶。
解冤偈
解結解結解冤結 解了多生冤和業
洗心滌慮發虔誠 今對佛前求解結
藥師佛 藥師佛 消災延壽藥師佛 隨心滿願藥師佛。
懺悔偈
往昔所造諸惡業
皆由無始貪嗔痴
從身語意之所生
今對佛前求懺悔
三皈依
自皈依佛 當願眾生 體解大道 發無上心。
自皈依法 當願眾生 深入經藏 智慧如海。
自皈依僧 當願眾生 統理大眾 一切無礙 和南聖眾
補闕真言:
南無喝囉怛那哆囉夜耶 佉囉佉囉 俱住俱住 摩囉摩囉 虎囉 吽 賀賀 蘇怛拏 吽 潑抹拏 娑婆訶
補闕圓滿真言:
唵 呼嚧呼嚧 社曳穆契 娑訶
普迴向真言:
唵 娑摩囉 娑摩囉 弭摩曩薩縛訶 摩訶斫迦羅嚩吽。
迴向偈
誦經功德殊勝行 無邊勝福皆迴向 普願沉溺諸有情 速往無量光佛剎 十方三世一切佛 一切菩薩摩訶薩 摩訶般若波羅蜜
願消三障諸煩惱 願得智慧真明瞭 普願罪障悉消除 世世常行菩薩道
Nghi thức
SÁM PHÁP DƯỢC SƯ
Nghiêm tịnh đạo tràng:
Cành dương nước tịnh,
Rưới khắp ba ngàn thế giới,
Tánh không tám đức lợi trời người,
Phước huệ thêm lớn,
Núi lửa hóa sen hồng.
Nam Mô Bồ-tát Thanh Lương Địa (3 lần)
Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà-la-ni[2].
Án, nại ma ba cát ngõa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ, thật chấp đạt, điệp tả ra tể dã, đát tháp khả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nễ dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tư cát rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mã đế, khả khả nại, tang mã ngột khả đế, ta ba ngõa, tỷ thuật đế, mã hát nại dã, bát rị ngỏa rị sa hát.
Phiên âm Phạn-Việt:
Na-mô ba-ga-va-tê a-pa-ri-mi-taa-du (rơ) – (rơ)nhaa-na xi-vi-ni-(sơ)xi-ta tê-rô-raa-ra ta-thaa-ga-taa-da a-(rơ)ha-tê xam-da(cơ)-xân-bu-(đơ)đaa-da
Ta-(đơ)da-thaa: ôm xa-(rơ)va-sân(xơ)caa-ra pa-ri-su-(đơ)đa đa-(rơ)ma-tê ga-ga-na-xa-mu-(đơ)ga-tê (xơ)va-baa-va vi-su-(đơ)đê ma-haa-daa-na pa-ri-vaa-rê (xơ)vaa-haa.
Cúng hương:
Lò hương mới đốt khói đượm nhuần
Bay cùng pháp giới kết mây lành
Dược Sư hải hội đều hay biết
Lòng thành khẩn nguyện Phật hiện thân.
Nam Mô Bồ-tát Hương Cúng Dường (3 lần)
TRÌ TỤNG
CHÚ ĐẠI BI
(Nghĩa Tiếng Việt dịch từ Phạn – English)
Nam-mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Con xin cung kính cúi lạy Ba Ngôi Báu. Con xin cung kính cúi lạy đức tôn thánh Quán-Tự-Tại, đức Bồ-tát, đức Đại sĩ, đức Đại Bi Tâm.
Om. Con đã khấu đầu quy mạng lễ đức ngài bảo vệ (chúng sanh) khỏi tất cả mọi khổ nạn. Đây danh hiệu của ngài là Cổ Xanh, được đức tôn thánh Quán Tự Tại tán tụng.
Sự tụng lên câu kệ về công đức của thần chú về tâm, Con sẽ tụng lên bài tâm chú đảm bảo hiệu quả đối với mọi mục đích và là chân chính, thanh khiết và vô địch đối với mọi chúng sanh và làm thanh tịnh mạnh mẽ con đường của sự sinh tồn.
Là như sau: Om, kính cầu đấng Chúa Tể của ánh huy hoàng, kính cầu đấng Siêu Việt Thế Gian.
Xin ngài hãy đến, hỡi ngài Hari, ngài Bồ-tát lớn. Xin ngài hãy lướt tới, hãy lướt tới! Xin ngài hãy nhớ, hãy nhớ bài tâm chú của con.
Xin ngài hãy hoàn thành, hoàn thành nghĩa nghiệp. Xin ngài hãy kiên trì, kiên trì, hỡi ngài chiến thắng, ngài chiến thắng to lớn.
Xin ngài hãy bám chặt, bám chặt, hỡi đức vua của địa cầu. Xin ngài hãy tiến lên, tiến lên, hỡi thần tượng không tì vết của con.
Xin hãy đến, hãy đến, hỡi ngài với sợi dây thiêng là phẩm chất của con rắn màu đen. Xin hãy hủy diệt sạch mọi thứ độc.
Xin nhanh lên, xin nhanh lên, hỡi ngài dũng mãnh. Xin nhanh lên, xin nhanh lên, hỡi ngài Hari. Xin hãy lướt tới, hãy lướt tới, xin hãy lượn xuống, hãy lượn xuống, xin hãy hạ cố lượn xuống, hãy hạ cố lượn xuống.
Hỡi ngài đã giác ngộ, đã được giác ngộ, xin ngài hãy giác ngộ con, hãy giác ngộ con. Hỡi ngài Cổ Xanh đầy lòng nhân từ! Xin ngài hãy làm cho tâm của con an lạc bằng cách hiện ra (trong tâm con). Con xin đón chào mừng ngài.
Xin đón chào mừng bậc thành tựu siêu nhiên.
Xin đón chào mừng đức vua của các bậc thiền định thành tựu siêu nhiên.
Xin đón chào mừng ngài Cổ Xanh.
Xin đón chào mừng ngài có gương mặt sư tử.
Xin đón chào mừng ngài cầm quyền trượng trong tay. Xin đón chào mừng ngài cầm binh khí đĩa ném trong tay.
Xin đón chào mừng ngài cầm hoa sen trong tay.
Xin đón chào mừng ngài dũng mãnh cao quý xuất sắc là ngài Cổ Xanh.
Xin đón chào mừng ngài từ tâm đại hùng lực.
Con xin khấu đầu quy mạng lễ Ba Ngôi Báu. Con xin khấu đầu quy mạng lễ đức tôn thánh Quán Tự Tại.
Xin chào bái biệt đức Bồ-tát trong ngưỡng mong được gia hộ, độ trì.
Om, cầu mong các câu của bài chú hãy thành tựu nơi con. Mong lắm thay!
1. Adoration to the Triple Gem. Adoration to ārya Avalokiteśvarā, bodhisattva, mahāsattva, the Great Compassionate One. Oṃ. Having paid adoration to One who protects in all dangers, here is the [recitation] of the names of Nīlakaṇṭha, as chanted by ārya Avalokiteśvarā.
2. I shall enunciate the 'heart' [dhāraṇī] which ensures all aims, is pure and invincible for all beings, and which purifies the path of existence.
3. THUS. Oṃ. O Effulgence, World-Transcendent, come, oh Hari, the great bodhisattva, descend, descend. Bear in mind my heart-dhāraṇī. Accomplish, accomplish the work. Hold fast, hold fast, Victor, oh Great Victor. Hold on, hold on, oh Lord of the Earth. Move, move, oh my Immaculate Image. Come, come, Thou with the black serpent as Thy sacred thread. Destroy every poison. Quick, quick, oh Strong Being. Quick, Quick, oh Hari. Descend, descend, come down, come down, condescend, condescend. Being enlightened enlighten me, oh merciful Nīlakaṇṭha. Gladden my heart by appearing unto me.
To the Siddha hail. To the Great Siddha hail. To the Lord of Siddha Yogins hail. To Nīlakaṇṭha hail. To the Boar-faced One hail. To the One with the face of Narasiṃha hail. To One who has a lotus in His hand hail. To the Holder of a cakra in His hand hail. To One who sports a lotus(?) in His hand hail. To Nīlakaṇṭha the tiger hail. To the mighty Śaṇkara hail.
4. Adoration to the Triple Gem. Adoration to ārya Avalokiteśvarā, hail.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo (3 lần)
Lời Kệ Khai Kinh
Pháp nhiệm mầu cao sâu không xiết,
Trăm ngàn ức kiếp khó gặp thay,
Nay con nghe thấy xin vâng giữ,
Nguyện thấu thật nghĩa của Như Lai.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Lời Phát Nguyện Tụng Kinh
Lạy đấng Tam giới tôn
Quy mạng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
Trì tụng sám Dược Sư
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ muôn loài
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm bồ đề
Tu tập các công đức
Thực hành hạnh lợi tha
Khi hết báo thân này
Đều vãng sanh Cực lạc.
Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ-tát (3 lần)
Mở đầu vận dụng phương pháp sám hối Đạo Tràng Dược Sư, ngày nay chúng con đem tánh mạng này qui y đảnh lễ các đức Phật trong thời quá khứ, hiện tại và tương lai:
Nam mô Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi.
Nam mô Phật Thi Khí.
Nam mô Phật Tỳ Xá Phù.
Nam mô Phật Câu Lưu Tôn.
Nam mô Phật Câu Na Hàm Mâu Ni.
Nam mô Phật Ca Diếp.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn.
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật, Bồ-tát Dược Sư Hải Hội.
PHƯƠNG PHÁP SÁM HỐI
DƯỢC SƯ TIÊU TAI DIÊN THỌ
Quyển đầu
Tất cả các đức Phật vì thương tưởng chúng sanh, nên đã chỉ dạy phương pháp sám hối Đạo tràng Dược Sư. Bởi vì chúng sanh tội lỗi sâu dày, vô minh che lấp, nên chúng sanh không hiểu nhân quả, không siêng sám hối, phóng túng tham lam, sân hận, si mê, buông thả, sát sanh, trộm cắp, dâm dục. Tội lỗi dơ bẩn đã gây tạo nên vô lượng vô biên; ác nghiệp oán cừu đã trói đã buộc vô cùng vô tận, không hay không biết, ngày càng sâu dày, đến nỗi thúc ngắn đời sống lâu dài mà thành chết yểu, mất hết chức vị quan quyền mà thành thấp thỏi nghèo hèn, tước bỏ giàu sang sung túc mà thành bần cùng khốn khổ, con trai con gái chết yểu chết oan mà thành ra kẻ lẻ loi đơn chiếc. Mắc vào chín loại chết ngang oan trái, rơi xuống ba nẻo đường ác tối tăm. Khổ quả nhiều mối, tự làm tự chịu. Ác báo nhiều cách, hoặc trong đời này, hoặc ở kiếp sau, tơ tóc không sai, dầu mau hay chậm chắn chắc phải trả.
Vì vậy xưa kia, đức Phật Thích Ca từ bi cứu vớt, bằng cách nói về Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dạy người đọc tụng, tạo bảy hình tượng của Phật Dược Sư. Trước mỗi một tượng đặt bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe, đốt đến bốn mươi chín ngày, ánh sáng không tắt. Nhưng việc như vậy chỉ các vua quan, cư sĩ đại gia, nhiều tiền lắm của, kho bồ tràn đầy mới làm được thôi, còn người kém sức, lòng dẫu ưng muốn mà không thể nào làm cho đúng cách. Vì lý do ấy mà căn cứ vào trong kinh Bản Nguyện Công Đức nói trên, bày ra phương pháp sám hối Tiêu Tai Diên Thọ, tiện cho mọi người tắm gội trai giới, hoặc trong chùa chiền, hoặc nơi nhà cửa, hoặc mời thỉnh các vị xuất gia, hoặc cùng những người thiện niệm, rưới quét sửa dọn, hương hoa đèn nến, tùy sức hiến cúng, y văn đọc tụng, chí thành lễ bái, như thế thì không có sự mong cầu nào mà không ứng nghiệm, không có sự ước nguyện nào mà không được hoàn thành.
Trong Kinh dạy rằng, bộc bạch sám hối tội ác đã làm là điều mà đức Tịnh Danh ưa chuộng. Vì vậy, chúng ta sửa lỗi lầm quá khứ, tu tỉnh tương lai, gội rửa thân tâm, đoạn tuyệt ác pháp, thề không phạm lại, tội lỗi nhiều kiếp sạch hết không còn, nên tùy nguyện cầu thỏa mãn tất cả.
Đệ tử chúng con chí tâm đảnh lễ, khẩn cầu sám hối:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời tương lai.
Kính lạy Kinh Bản Nguyện Công Đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng Nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là Tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối. Nghĩ lại thời kỳ tượng Pháp xuất hiện, nếu mọi người vì muốn được lợi ích an lạc, nhổ trừ tất cả nghiệp chướng, xây dựng công đức thù thắng; muốn tu tập một cách đầy đủ đại nguyện của các đức Phật và thọ trì một cách trọn vẹn danh hiệu và kho báu chánh pháp của các đức Phật Phật; muốn được tuệ giác vô thượng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân thể; muốn được vô lượng trí tuệ phương tiện để làm cho chúng sanh đứng yên trong pháp đại thừa; muốn tu phạm hạnh, được giới thể không thiếu sót, trọn vẹn ba loại giới pháp, tuyệt đối thanh tịnh không có phá phạm; muốn được các giác quan đều hoàn bị, không mọi tật nguyền và bịnh khổ, nhà cửa, thân thuộc và đồ dùng đều đủ và nhiều; muốn phá rách mạng lưới của ma vương, cởi mở ràng buộc của ngoại đạo, phát nhổ rừng rậm của mọi thứ ác kiến; nếu có người nữ muốn chuyển nữ thành nam, đầy đủ hình tướng trượng phu; muốn cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái, cầu sống lâu được sống lâu; hoặc bị phép vua làm tội mà muốn giải thoát mọi sự lo sợ thống khổ; muốn được đồ ăn đồ uống tuyệt diệu, pháp vị no đủ, mọi thứ y phục tuyệt diệu và tất cả đồ trang sức bằng vàng ngọc; muốn thực hành bố thí, mọi thứ mình có toàn không ham tiếc, hiến cả cho người đến xin; muốn được chánh kiến, tinh tiến và ý thích khéo thuần hóa, đa văn thông lợi, lý giải nghĩa lý cực kỳ sâu xa, thường cầu thắng pháp, thường gặp bạn lành; muốn thọ trì giới pháp, nguyện sanh về thế giới Cực lạc ở phương Tây, chỗ của Phật A Di Đà, để được nghe chánh Pháp của ngài; nếu có giới Pháp đã phá hủy mà muốn phục hồi thanh tịnh, sinh mạng đã hết mà muốn cứu giúp kéo dài mạng sống; cho đến quốc độ và dân chúng bị mọi sự ngang trái và mọi sự tai nạn mà muốn tiêu trừ cho ẩn mất để mưa hòa gió thuận, dân chúng vui vẻ thì hãy trang nghiêm đúng cách, qui y và đảnh lễ đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhất tâm tinh tấn, tu tập chánh định. Tại sao như vậy? Vì đức Như Lai ấy khi tu hạnh Bồ-tát đã phát mười hai lời nguyện lớn tối thượng và nhiệm mầu, tạo ra công đức thù thắng, nên làm cho những người nghe được thì nghiệp chướng tiêu trừ, hết thảy sở cầu đều được mãn nguyện. Điều này chỉ các vị Bồ-tát còn hệ thuộc một đời mới có khả năng tin và hiểu đúng như sự thực, tu hành đúng như Phật dạy. Nên phải đem thân thể, tính mạng và tài sản ra, không lẫn không tiếc, tận lực trang nghiêm thì quyết chắc được kết quả toại nguyện. Vì nghĩ như vậy, cho nên ngày nay đệ tử chúng con hiện diện ở đây đem hết lòng thành qui mạng đảnh lễ:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới thuộc thời tương lai.
Kính lạy Kinh Bản Nguyện Công Đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng Nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là Tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối tiếp. Nguyện xin các đức Phật, Bồ-tát đồng vận tấm lòng từ bi, giáng lâm đạo tràng; toàn thể tám bộ thiên long, các tướng Dạ-xoa, cùng sinh thương tưởng, đi đến đạo tràng. Các thánh chúng như vậy xin cùng chứng minh. Chúng con ngày nay, muốn vì chúng sanh khắp cả mười phương và toàn thể sáu đường, mà tu hành tuệ giác vô thượng, đoạn trừ hết thảy nghiệp chướng, cùng vào biển cả đại nguyện của đức Như Lai, để hiện sắc thân khắp nơi, nơi trong một niệm mà cúng dường tất cả ba ngôi báu khắp cả mười phương, nơi trong một niệm mà hóa độ cùng khắp tất cả chúng sanh trong lục đạo, làm cho họ nhập vào tuệ giác tơ lớn và bình đẳng. Vì muốn như vậy nên ngày nay nhất tâm tinh tấn, tu hành đúng như Phật dạy. Nguyện xin các đức Phật, Bồ-tát, đức Dược Sư Như Lai, đem năng lực bản nguyện mà nhận cho sự sám hối của con, làm cho việc con làm quyết định phá trừ nghiệp chướng, viên thành hạnh nguyện. Như kinh đã dạy, nguyện xin chứng minh. Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh viên mãn, Quang minh quảng đại. Công đức đồ sộ thân khéo an trú. Lưới sáng tráng lệ quá hơn mặt trời mặt trăng. Chúng sanh tối tăm được soi sáng cả... Tùy mong cầu gì cũng đều toại nguyện... Bao nhiêu bịnh khổ đều tiêu tan cả... Vô lượng Bồ-tát hạnh, vô lượng phương tiện khéo léo và vô lượng đại nguyện của đức Phật Dược Sư, dù trong một đại kiếp hay hơn một đại kiếp, đức Phật Thích Ca nói một cách đầy đủ thì đại kiếp ấy có thể kết thúc mau chóng, còn hạnh nguyện và phương tiện của đức Phật Dược Sư vẫn không cùng tận. Vì thế mà chúng con chí tâm qui mạng đảnh lễ:
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế sa ha[3].
(1. Nam-mô, ba-ga-va-te, bai-sa-(rơ)da gu-ru vai-đuu- (rơ)da (pơ)ra-baa raa-ra, ta-thaa-ga-taa-da, a-(rơ)ha-te, xam-da(cơ) xân-bu-(đơ)đaa-da
2. ta-d(ơ)da-thaa, ôm, bai-sa-(rơ)dê bai-sa-(rơ)dê, bai-sa-(rơ)da xa-mu-(đơ)ga-te, (xơ) vaa-haa.)
Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ-tát. ( 3 lần)
Phương Pháp Sám Hối
Dược Sư Tiêu Tai Diên Thọ
Quyển giữa
Tất cả các đức Phật vì thương tưởng chúng sanh, cho nên chỉ dạy phương pháp sám hối đạo tràng Dược Sư. Ngày nay chúng con đem tánh mạng này qui y, đảnh lễ tất cả các đức Phật:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản Nguyện Công Đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối tiếp. Đệ tử chúng con khắp vì bốn ơn ba cõi và pháp giới chúng sanh, nguyện đoạn trừ cả ba thứ chướng ngại, nên đem tánh mạng về nương các đức Phật, đảnh lễ sám hối. Con với chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do tham ái và hiểu biết lệch lạc mà bên trong thì chấp nhân ngã, bên ngoài thì theo bạn xấu, nên không tùy hỷ ai cả, dầu là một điều thiện bằng tơ tóc, chỉ biết khắp cả thân, miệng, ý cùng làm đủ các ác nghiệp. Việc tuy không lớn mà ác ý bủa khắp. Ngày đêm liên tục, không có gián đoạn. Che giấu lỗi lầm, không muốn ai hay. Không sợ ác đạo, không hổ không thẹn. Bài bác, cho rằng không có nhân quả. Tội chướng như vậy mà chưa hề trải qua sự sám hối nào cả. Chúng con ngày nay đối trước các đức Phật khắp cả mười phương, trước đức Dược Sư Như Lai, tin tưởng sâu xa nguyên lý nhân quả, phát sanh hổ thẹn hệ trọng và phát sanh sợ hãi to lớn mà bộc bạch sám hối. Đoạn tâm liên tục mà phát tâm bồ đề. Đoạn ác tu thiện, ba nghiệp siêng năng. Đổi bỏ tánh xấu nặng nề ngày xưa mà tùy hỷ đối với người phàm cũng như bậc thánh, dầu chỉ một điều thiện bằng tơ tóc mà thôi. Nghĩ nhớ đức Phật Dược Sư có cái sức của thệ nguyện to lớn, có thể cứu vớt con, đem con ra khỏi biển lớn sinh tử mà đặt lên trên bến bờ giải thoát, nên nguyện xin Ngài từ bi, thương xót nhiếp thọ. Tất cả đều chí tâm qui mạng đảnh lễ:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản Nguyện Công Đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối tiếp. Đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay có cái bịnh tham lam, sân hận và tật đố, cái bịnh kiêu mạn, ngạo ngược, cái bịnh không biết thiện ác, cái bịnh không tin tội phước, cái bịnh bất hiếu, ngũ nghịch, cái bịnh phá phạm trai giới, cái bịnh phá phạm thi la, cái bịnh khen mình chê người, cái bịnh ham được không chán, cái bịnh say mê tiếng hay và chạy theo sắc đẹp, cái bịnh ham hố hơi thơm và ưa thích đụng chạm, cái bịnh tin theo sự thấy lệch lạc, cái bịnh đam mê tửu sắc mà phóng túng vô độ, cái bịnh dầu gặp thầy mà lại cho thuốc không đúng, cái bịnh vô lượng tai nạn, khổ nhục, và bi thảm sầu muộn khác nữa, ngâm nấu bức bách, làm cho cả cơ thể lẫn tâm trí đều chịu thống khổ. Muốn làm cho những bịnh khổ ấy tiêu trừ, sở cầu mãn nguyện, nên bấy giờ đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nhập định tên là Diệt trừ mọi khổ não của chúng sanh. Nhập định ấy rồi, từ trong nhục kế phóng ra ánh sáng lớn. Trong ánh sáng này diễn ra đại đà la ni sau đây:
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế sa ha.
(1. Nam-mô, ba-ga-va-te, bai-sa-(rơ)da gu-ru vai-đuu- (rơ)da (pơ)ra-baa raa-ra, ta-thaa-ga-taa-da, a-(rơ)ha-te, xam-da(cơ) xân-bu-(đơ)đaa-da
2. ta-d(ơ)da-thaa, ôm, bai-sa-(rơ)dê bai-sa-(rơ)dê, bai-sa-(rơ)da xa-mu-(đơ)ga-te, (xơ) vaa-haa.)
Khi trong ánh sáng diễn ra đại đà la ni ấy rồi, đại địa chấn động, phóng ánh sáng lớn, tất cả chúng sanh bịnh khổ tiêu trừ, hưởng dược cái vui yên ổn.
Do đó mà biết công năng sám hối là thang thuốc linh nghiệm làm lành bịnh thân tâm, là toa thuốc thần kỳ làm thoát khổ sinh tử. Có vị đại y vương theo bịnh đặt thuốc: từ bi hỷ xả là thuốc, nhẫn nhục nhu hòa là thuốc, chánh tín Ba ngôi báu là thuốc, siêng tu phước tuệ là thuốc, sáu ba la mật là thuốc, ăn no cam lộ là thuốc, ham cầu pháp vị là thuốc, tu chân dưỡng khí là thuốc, phản bản hoàn nguyên là thuốc, có lỗi đổi được là thuốc, phương tiện khôn khéo là thuốc, không động vì tiếng hay sắc đẹp là thuốc, lắng lòng tuyệt dục là thuốc. Thường dùng những thứ thuốc như vậy giã ra, giần đi, rồi hợp lại mà thường thường đem uống.
Nhưng, chúng sanh nếu bịnh lẽ ra cùng một bịnh, chúng sanh cần thuốc lẽ ra cùng một thuốc. Nếu nói có nhiều pháp thì thế là điên đảo. Nếu căn cứ thật tướng của nhất thừa mà nói thì đâu có thêm có bớt, có dơ có sạch, có lành có dư, có tội có phước, có bịnh có thuốc. Nhìn lại phương tiện trước đã áp dụng, thật như người trong chiêm bao: chiêm bao thấy thân bị bịnh nên tìm thầy uống thuốc mà được hết được lành; đến lúc tỉnh giấc chiêm bao thì rõ ra vốn là không bịnh, sự không bịnh cũng không, huống chi thầy với thuốc. Nên bịnh của chúng sanh toàn là bịnh huyễn, thuốc của các đức Phật toàn là thuốc huyễn. Do đó mà biết, Pháp mà Như Lai thuyết ra toàn là một tướng một vị, tướng vị giải thoát, tách rời, diệt sạch, cứu cánh Niết bàn, chung qui về Không. Ví như từ một đám mây mà mưa xuống, thì cây thuốc lớn nhỏ gì cũng được tốt tươi, chúng con ngày nay nhờ ơn Phật mà được nghe danh hiệu của đức thế tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, không còn có nữa cái nạn bịnh khổ, mới có khả năng đạt đến một cách trọn vẹn tuệ giác vô thượng bồ đề. Vì vậy, ngày nay chúng con khuyên nhũ lẫn nhau, cùng nhau nhất tâm, suốt đời qui y Phật, Pháp và Tăng. Và bây giờ qui y đảnh lễ tất cả các đức Phật:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản Nguyện Công Đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối tiếp. Nếu người nào muốn thoát bịnh khổ, nên vì họ mà bảy ngày đêm thọ trì tám giới Quan trai. Nên đem đồ ăn, đồ uống và đồ dùng, tùy sức liệu biện mà cúng dường Tỳ-kheo Tăng. Ngày đêm sáu buổi lễ bái hành đạo, cúng dường đức Thế tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đọc tụng bản kinh tôn quí bốn mươi chín lần. Đốt bốn mươi chín ngọn đèn đến bốn mươi chín ngày đêm, ánh sáng không tắt. Như vậy thì có thể qua được tai nạn nguy khốn, không bị mọi thứ ngang trái và quỉ dữ tác hại. Vì vậy, ngày nay đệ tử cùng với những người hiện diện, tất cả đều cùng cực tinh tiến, đốt hương rãi hoa, thắp đèn treo phan, phóng sanh tu phước, để được qua khỏi khốn khổ, không gặp mọi sự hoạn nạn. Nguyện xin đức Như Lai chứng minh cho sự sám hối của con.
Đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, làm gì cũng không vừa ý. Nên biết tất cả đều vì quả báo sót lại của ác nghiệp từ quá khứ đến nay mà gây ra. Vì vậy, ngày nay cần phải nỗ lực cầu xin sám hối. Sám hối quả báo ác mộng, những cảnh tượng khủng khiếp, những sự không cát tường trong loài người. Sám hối quả báo bịnh dữ liền năm, lắm tháng không lành, gối giường nằm chiếu, không thể đứng đi của trong loài người. Sám hối quả báo đông ôn hạ dịch, sốt ác tính và thương hàn của trong loài người. Sám hối quả báo thủy tai hỏa hoạn, trộm cướp giặc giả, chiến tranh nguy khốn của trong loài người. Sám hối quả báo bị sư tử, cọp, sói, rắn độc, bò cạp, rít và sâu làm hại của trong loài người. Sám hối quả báo sanh lão bịnh tử, lo buồn khổ não của trong loài người. Sám hối quả báo thân miệng và ý toàn là công cụ tạo tác và tăng trưởng đủ thứ ác nghiệp của cả chúng sanh. Sám hối quả báo sẽ sa vào ba ác đạo, nhiều lần ngàn năm chịu mọi sự khổ sở khốc liệt của cả chúng sanh. Sám hối quả báo hay bị trôi lăn vô cùng trong địa ngục, súc sanh và loài quỉ của cả chúng sanh. Sám hối quả báo lại sanh nữa trong các ác đạo của cả chúng sanh. Sám hối quả báo làm tôi tớ người, bị người sai sử của cả chúng sanh. Sám hối quả báo hoặc làm trâu bò, lừa ngựa, lạc đà, thường bị đánh dập, lại còn quả báo luôn luôn mang nặng chở nhiều, đi theo đường phải đi mà bị đói khát hành hạ, của cả chúng sanh. Sám hối quả báo bị bùa ếm, thuốc độc và quỉ khởi thi ngụy tạo yêu dị của trong loài người. Cùng loại như vậy, trong hiện tại cũng như vị lai, loài người cũng như chư thiên, quả báo có vô lượng tai họa, ngang trái, biến cố, thời khí, chết chóc, hoạn nạn, suy tồn và quấy phá. Chúng con ngày nay chí thành hướng về đức Phật Dược Sư, về thánh chúng qui tụ như biển cả, mà cầu xin sám hối, nguyện tiêu diệt cả.
Trước đã cứu xét cái lẽ cứu cánh là bịnh này thuốc này đồng là huyễn ảo, lại cứu xét mà sám hối trọn vẹn hết thảy báo chướng do ác nghiệp gây ra. Nay nên tuần tự phát nguyện hồi hướng. Đệ tử chúng con nguyện đem công đức được phát sanh bởi sự sám hối ba thứ chướng ngại mà hồi hướng cả cho tất cả chúng sanh để cùng sám hối. Nguyện cùng chúng sanh, từ nay sắp đi, cho đến ngày thực hiện tuệ giác vô thượng, nhớ khổ sanh tử mà phát bồ đề tâm. Đổi ác làm lành, bỏ tà về chánh. Thân tâm an lạc, sống lâu vô cùng, áo cơm sung túc, nhà cửa, thân thuộc, đồ dùng và kho nẫm tràn đầy. Hình tướng đoan chánh, trí tuệ thông minh, uy nghiêm dũng liệt. Các tướng Dạ-xoa hộ vệ, các đức Phật thánh chúng nhiếp thọ. Làm gì cũng được ân trạch của đức Từ bi.
Đệ tử chúng con lại nguyện từ nay sắp đi, mau chứng tuệ giác bồ đề, tướng tốt tướng phụ và ánh sáng đều tráng lệ, lạ và hơn cả. Nguyện chúng sanh được ánh sáng soi sáng, tùy ý hướng mà làm mọi sự nghiệp. Nguyện chúng sanh cùng được vô tận những vật hưởng dụng, không có sự thiếu thốn. Nguyện chúng sanh xây dựng đại thừa, cùng được ở yên trong dạo giác ngộ. Nguyện chúng sanh dược giới thể không thiếu sót, giả sử phá phạm thì phục hồi thanh tịnh. Nguyện chúng sanh đẹp đẽ, thông minh, giác quan hoàn bị, hết mọi bịnh khổ. Nguyện chúng sanh bịnh khổ tan biến, nhà cửa, thân thuộc và đồ dùng, đầy đủ tất cả. Nguyện chúng sanh chuyển thân nữ nhân thành thân nam tử, đủ tướng trượng phu, cho đến thực hiện tuệ giác vô thượng. Nguyện chúng sanh thoát khỏi mạng lưới của ma vương, cổi mở thắt buộc của ngoại đạo. Nguyện chúng sanh, phép vua làm tội, bi thảm sầu muộn ngâm nấu bức bách, đều thoát được cả. Nguyện chúng sanh ăn uống no đủ, sau đó lại được xây dựng bằng cái vui cứu cánh của pháp vị. Nguyện chúng sanh, như sở thích của họ, mọi thứ y phục tùy ý mong muốn đầy đủ tất cả.
Lại nguyện tất cả chúng sanh, sống lâu, giàu có, quan chức, con trai con gái, cầu gì cũng toại nguyện cả. Nguyện tất cả quốc độ, trăm sự quái dị, chín cái chết ngang trái, tám thứ chướng nạn, ba thứ tai họa, nước khác xâm lăng quấy nhiễu, đạo tặc làm phản làm loạn, hết thảy nạn dữ như vậy tiêu mất tất cả; quốc độ yên ổn, gió mưa điều hòa, lúa má thành thục, mọi người vô bịnh, vui vẻ, hạnh nguyện bồ đề sáng chói hơn lên trong từng ý nghĩ, cứu giúp người khác đau khổ thì luôn luôn tưởng như cứu vớt bản thân.
Lại nguyện đời đời kiếp kiếp, sanh ra ở đâu cũng không rơi nhằm những chỗ biên thùy, mọi rợ, mà lại sinh vào gia đình chánh tín; tướng mạo đoan nghiêm, trí tuệ biện tài; xa rời ác pháp, thân cận thiện hữu; kiên trì giới hạnh, kiến lập đại thừa. Lại nguyện đời đời kiếp kiếp, sanh ra ở đâu cũng chấn hưng Pháp Phật, phá hủy lưới ma ; phấn chí mà tu hành đầy đủ sáu ba la mật ; quảng tu cúng dường để trang nghiêm hai thứ phước tuệ, nhẫn nhục tinh tiến để thực hiện tuệ giác bồ đề.
Chúng con ngày nay nên nghĩ báo ân đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bằng cách thường nên như vậy mà lợi ích an lạc tất cả chúng sanh. Vì thế mà chúng con chí tâm qui y đảnh lễ :
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế sa ha. (3 lần)
(1. Nam-mô, ba-ga-va-te, bai-sa-(rơ)da gu-ru vai-đuu- (rơ)da (pơ)ra-baa raa-ra, ta-thaa-ga-taa-da, a-(rơ)ha-te, xam-da(cơ) xân-bu-(đơ)đaa-da
2. ta-d(ơ)da-thaa, ôm, bai-sa-(rơ)dê bai-sa-(rơ)dê, bai-sa-(rơ)da xa-mu-(đơ)ga-te, (xơ) vaa-haa.)
Nam mô Dược sư hội thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)
Phương Pháp Sám Hối
Dược Sư Tiêu Tai Diên Thọ
Quyển sau
Mười phương ba đời, tất cả các đức Phật vì thương chúng sanh nên chỉ dạy cho phương pháp sám hối Đạo tràng Dược sư. Ngày nay chúng con đem tánh mạng này qui y đảnh lễ tất cả các đức Phật:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản nguyện công đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại sám hối tiếp. Đệ tử chúng con, từ trên đến đây đã sám hối rồi, bây giờ nên phát tâm không dơ bẩn, tâm không giận dữ tác hại, nghĩa là đối với tất cả chúng sanh khởi lên cái tâm lợi ích an lạc, từ bi hỷ xả và tâm bình đẳng. Chính trong tâm nguyện như vậy mà nhiếp niệm chánh quán. Bằng cách không đoạn kiết sử mà cũng không giữ kiết sử, quán các pháp không, đúng như thật tướng.
Quán các Pháp không là quán thế nào? Hành giả xét kỹ, hiện tại một tâm niệm đây chỉ là vọng tâm tùy duyên hiện khởi. Tâm như vậy là do tâm mà thành tâm? Là không do tâm mà thành tâm? Là cũng do tâm, cũng không do tâm mà thành tâm? Là không phải do tâm, không phải không do tâm mà thành tâm? Là ở quá khứ, ở hiện tại hay ở tương lai? Là ở trong, ở ngoài hay ở trung gian? Có dấu vết gì? Ở phương chỗ nào? Trong mọi sự tương quan như vậy mà tìm tâm, vẫn thấy cứu cánh không thể tìm được, như huyễn như mộng, không danh không tướng. Bấy giờ hành giả còn không thấy tâm là sinh tử, đâu có thấy tâm là Niết bàn. Và không tìm được cái bị xét thì cũng không tìm được cái hay xét, không lấy không bỏ, không dựa không bám, cũng không trú ở nơi sự yên lặng, con đường ngôn ngữ đã tuyệt, không thể tuyên thuyết.
Xét tâm không thật là tâm thì tội phước không có chủ thể. Tội phước tánh không thì tất cả các Pháp toàn là không. Tâm không phải tâm, Pháp chẳng ở Pháp. Sám hối như vậy gọi là sự sám hối to lớn, là sự sám hối phá hủy tâm thức. Vì lý do này, tâm này cũng như tâm khác thực sự lặng mất, niệm trước cùng với niệm sau toàn không trú ở. Như hư không mà hư không cũng không thể tìm được, sự không thể tìm được cũng không thể tìm được, tự nhiên siêu việt trên các tam muội, ánh sáng chiếu sáng, vạn Pháp hiển hiện, thấu suốt tất cả, không còn chướng ngại, quảng đại như pháp tánh, cứu cánh như hư không. Nguyện xin được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. Đệ tử chúng con, ai nấy vận dụng tất cả tâm trí mà qui y đảnh lễ:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản nguyện công đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi, lại kế tiếp xét thật tướng của tâm. Bất cứ lúc nào, bất cứ làm gì, dầu đi hay đứng, dầu ra hay vào, đại tiện tiểu tiện, rưới quét rửa giặt, lúc lắc cử động, cúi ngước xem nghe, đều nên một lòng tưởng niệm Ba ngôi báu, xét tâm tánh không. Không được nhớ đến năm thứ dục lạc dầu trong khoảnh khắc, không sinh tâm tà với những việc đời.
Không cùng người nói năng bàn tán, buông thả giỡn cợt, nhìn sắc đẹp, nghe tiếng hay, bám dính cảnh trần, nổi nghiệp bất thiện, nổi ý niệm tạp phiền não vô ký thì không thể nào tu đúng Phật Pháp. Nếu quả tâm tâm liên tục, không rời thật tướng, không tiếc thân mạng, vì toàn thể chúng sanh mà tu hành phương pháp sám hối thì thế gọi là chân thật, là nhất tâm tinh tấn, lấy Phật Pháp mà trang hoàng. Do đó, chúng con lại chí thành, năm vóc gieo xuống sát đất mà qui y đảnh lễ Ba ngôi báu thường trú:
Nam mô Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Phật Vô Lượng Thọ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời quá khứ.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời hiện tại.
Kính lạy tất cả các đức Phật trong mười phương, khắp pháp giới, thuộc thời tương lai.
Kính lạy kinh Bản nguyện công đức của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
Nam mô Bồ-tát Tiêu Tai Chướng.
Nam mô Bồ-tát Tăng Phước Thọ.
Kính lạy ba vạn sáu ngàn vị Bồ-tát lớn dưới cây Tiếng nhạc.
Kính lạy các vị thánh Tăng lớn là tôn giả A-nan và tám ngàn vị Tỳ-kheo.
Nam mô Bồ-tát Cứu Thoát.
Đảnh lễ các đức Phật rồi lại chí tâm sám hối. Đệ tử chúng con cùng với pháp giới tất cả chúng sanh, từ vô thỉ đến nay, vì ba thứ chướng ngại trói buộc và che lấp tâm trí, nên đối với mọi cảnh tượng vọng sinh tham trước; ngu si vô trí, thiếu mất tín tâm, đem thân miệng ý tạo đủ ác nghiệp, đến nỗi phỉ báng Phật Pháp, phá phạm giới luật, triển chuyển thường làm những việc bất lợi. Hoặc ở tịnh địa nhưng thánh quả chưa tròn đầy, lưu chú nhỏ nhiệm nên tam muội khó kết quả. Nay gặp đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là có thể trừ diệt tội chướng mau chóng, thành tựu quả vị diệu giác, nên con chí tâm qui hướng, cúi đầu chí thành, bộc bạch tội lỗi, cầu xin sám hối. Nguyện xin đấng Biển cả đại nguyện đại từ bi bình đẳng nhiếp thọ, làm cho con và pháp giới chúng sanh, nghiệp chướng cũ tự tiêu mất, mọi tai nạn đều thoát qua. Đập vỏ vô minh, khô sông phiền não. Chánh kiến mở tỏ, diệu tâm sáng suốt. Ở yên nơi tuệ giác Bồ-đề, nên ánh sáng của bản thể luôn luôn vắng lặng được hiện tiền. Không bịnh, yên vui, đúng như sở thích mong cầu, mọi đồ trang sức tùy ý muốn gì có nấy. Giác quan tinh nhuệ, đa văn và lý giải thấu suốt. Giữ phạm hạnh một cách tinh thuần, nhập vào tam ma địa. Vận dụng vô lượng phương tiện của trí tuệ mà làm cho chúng sanh được mọi đồ dùng, không thiếu chi cả. Khéo tu đủ thứ Bồ-tát pháp hạnh, mau chứng vô thượng chánh đẳng Bồ-đề. Đến lúc gần chết thì minh mẫn, yên lành, vui đẹp, quyết định sanh thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà, thuộc về phía tây. Bằng sự chỉ đường của tám vị đại Bồ-tát, tự nhiên hóa sinh trong hoa quí báu. Rồi tiếp nhận sự thọ ký của Phật, thực hiện vô lượng đà-la-ni môn. Nên tất cả công đức đều thành tựu được cả. Sau đó phân hóa thân hình ra vô số, khắp cả thế giới trong mười phương. Trong một niệm mà cúng dường tất cả các Phật khắp cả pháp giới, trong một niệm mà hiện đủ sức thần, độ thoát hết thảy chúng sanh khắp cả pháp giới, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Hư không mà cùng tận đi nữa, thệ nguyện của con trên đây cũng vẫn vô cùng. Sám hối phát nguyện rồi, chúng con qui y đảnh lễ hết thảy Ba Ngôi Báu thường trú.
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ rô thích lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế sa ha. (3 lần)
(1. Nam-mô, ba-ga-va-te, bai-sa-(rơ)da gu-ru vai-đuu- (rơ)da (pơ)ra-baa raa-ra, ta-thaa-ga-taa-da, a-(rơ)ha-te, xam-da(cơ) xân-bu-(đơ)đaa-da
2. ta-d(ơ)da-thaa, ôm, bai-sa-(rơ)dê bai-sa-(rơ)dê, bai-sa-(rơ)da xa-mu-(đơ)ga-te, (xơ) vaa-haa.)
Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)
Kính lạy đức Dược Sư,
chánh giác rất vi diệu,
ở cõi Tịnh Lưu Ly,
thuộc phía Đông cõi này.
Ngài thật khó nghĩ bàn,
đủ ba vô số kiếp,
và không ai sánh bằng,
với mười hiệu tôn xưng.
Trong nhân đã phát ra
mười hai môn đại nguyện,
trong quả đã viên mãn
trăm ngàn loại tướng hảo;
biển từ bi rộng lớn
khó ai lường cho nổi,
núi công đức cao cả
không thể khen cho cùng.
Nam mô đông phương tịnh lưu ly giới, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Nam mô Phật Dược Sư Lưu Ly Quang. (108 lần)
Nam mô Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Nam mô Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Nam mô Bồ-tát Quan Thế Âm.
Nam mô Bồ-tát Đắc Đại Thế.
Nam mô Bồ-tát Vô Tận Ý.
Nam mô Bồ-tát Bảo Đàn Hoa.
Nam mô Bồ-tát Dược Vương.
Nam mô Bồ-tát Dược Thượng.
Nam mô Bồ-tát Di Lặc.
藥師寶懺
編輯
本詞條缺少概述图,補充相關內容使詞條更完整,還能快速升級,趕緊來編輯吧!
《藥師寶懺》,藥師即藥師佛,又稱藥師琉璃光王如來,乃東方淨琉璃世界導師;寶懺即寶貴懺悔儀式。在現實生活中,普通眾人乃至修道之士,時而病魔纏身,經常煩惱憂心,縱有尖端科學儀器、妙手回春醫術,常不見手到病除療效,甚至難以減緩片刻痛苦,因而借酒澆愁者有之,吸毒麻醉者有之,自暴自棄者、喪失理智者、甚至欲自我結束生命者亦不乏其人,真是可悲可嘆、可怒可泣。藥師如來大慈大悲,因地即發十二大願,誓助眾生離苦得樂,消除災障延長壽命,所以又稱消災延壽藥師佛,《藥師寶懺》亦稱《消災延壽藥師懺法》。
中文名
藥師寶懺
別 名
消災延壽藥師懺法
適 用
佛教
性 質
經典名
目錄
基本介紹
編輯
藥師如來高明之處,在於怹追根溯源、釜底抽薪,使病疼者遠離痛苦,讓無病者防患於未然。何為藥師之靈丹妙藥?且看此如來開出之藥方:“慈悲喜捨是藥,忍辱柔和是藥,正信三寶是藥,勤修福慧是藥,六波羅蜜是藥,飽餐甘露是藥,貪求法味是藥,修真養氣是藥,返本還元是藥,不動聲色是藥,清心斷欲是藥”。乍看可能不大相信,然而細細琢磨,確實不無道理。若在實踐中加以“服用”,那效果自然異常明顯。成敗之關鍵,還是信與不信使然。通過真誠懺悔,恢復善良本性,找回本來自我,堵塞染污之源,此乃懺悔真正意義。若果真誠待己,並能誠懇待人,縱不願如獲至寶,不欲健康長壽,不想幸福快樂,亦無萬一可能,亦難如願以償也!
嚴淨壇場
楊枝淨水 遍灑三千 性空八德利人天 福慧廣增延 滅罪除愆 火焰化紅蓮
南無清涼地菩薩摩訶薩 (三稱)
南無聖觀自在菩薩摩訶薩 (三稱)
眾等持《大悲咒》、《心經》畢,舉念:
摩訶般若波羅蜜多。唵。捺摩巴葛瓦帝。阿巴囉密沓。阿優哩阿納。蘇必你。實執沓。牒左囉宰也。怛塔葛達也。阿囉訶帝。三藐三不達也。怛你也他。唵。薩哩巴。桑斯葛哩。叭哩述沓。達囉馬帝。葛葛捺。桑馬兀葛帝。莎巴瓦。比述帝。馬喝捺也。叭哩瓦哩。斯瓦哈。
以此經咒功德,迴向護法龍天。三界嶽瀆靈聰,守護道場真宰。
祈福保安平善,莊嚴無上菩提。普願法界眾生,共入毘盧性海。
唱誦禮佛
爐香乍爇 法界蒙燻 藥師海會悉遙聞 隨處結祥雲 誠意方殷 諸佛現全身
南無香雲蓋菩薩摩訶薩(三稱)
跪誦《藥師琉璃光如來本願功德經》一卷
普賢王菩薩,象駕光臨,結跏跌坐,身白玉色,五十種光,光五十色,以為項光,身諸毛孔,流出金光,其金光端,無量化佛, 諸化菩薩,以為眷屬,安詳徐步,雨大寶華,至行者前,其象開口,於象牙上,諸池玉女,鼓樂絃歌,其聲微妙,讚歎大乘,一實之道,行者見已,歡喜敬禮,復更讀誦,甚深經典,遍禮十方無量諸佛, 禮敬多寶佛塔,及釋迦牟尼佛,並禮普賢,諸大菩薩,併發誓願,若我宿福,應見普賢,願尊聖者,示我色身。
南無普賢王菩薩摩訶薩 (三稱)
一切恭敬
一心頂禮十方法界常住佛
一心頂禮十方法界常住法
一心頂禮十方法界常住僧
(是諸眾等,各各胡跪, 嚴持香花,如法供養)
願此香花遍十方 以為微妙光明台 諸天音樂天寶香 諸天餚膳天寶衣
不可思議妙法塵 一一塵出一切塵 一一塵出一切法 旋轉無礙互莊嚴
遍至十方三寶前 十方法界三寶前 皆有我身修供養 一一皆悉遍法界
彼彼無雜無障礙 盡未來際作佛事 普燻法界諸眾生 蒙燻皆發菩提心
同入無生證佛智
願此香花雲 遍滿十方界 供養一切佛 尊法諸菩薩 緣覺聲聞眾 及一切天仙
以起光明台 過於無邊界 無邊佛土中 受用作佛事 普燻諸眾生 皆發菩提心
容顏甚奇妙 光明照十方 我適曾供養 今復還親覲
聖主天中王 迦陵頻伽聲 哀憫眾生者 我等今敬禮
南無寶曇華菩薩摩訶薩 (三稱)
藥師如來 證明禮懺
妄念成生滅 真如不變遷 總持難思議 無住對空宣
仰白十方三寶、藥師如來、剎海天龍、一切聖眾。願賜慈悲,俯垂證鑑,有疏披宣,伏希諦聽。
上來情旨,恭對披宣。大圓鏡中,諒垂印可。是以修香花供養,燈燭莊嚴,命我等流,代行懺法。今則依仗如來,大寂滅海。皈投普門大悲願王,蕩罪業於無所有之鄉,剪芥蒂於不萌枝之地。心純是法,與法相應。理圓融事,行願成就。我既如是,佛必哀憐。祈叩洪慈,冥燻加被。
佛面猶如淨滿月 亦如千日放光明 圓光普照於十方 喜舍慈悲皆具足
啓運藥師道場懺法,今當歸命三世諸佛:
南無過去毘婆屍佛
南無屍棄佛
南無毘舍浮佛
南無拘留孫佛
南無拘那含牟尼佛
南無迦葉佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無當來彌勒尊佛
南無藥師琉璃光如來
南無藥師海會佛菩薩(三稱)
懺法捲上
消災延壽藥師懺法捲上
開經偈
無上甚深微妙法 百千萬劫難相遇 我今見聞得受持 願解如來懺法義
一切諸佛憫念眾生,為説藥師道場懺法。良以眾生垢重,無明暗覆,不識因果,不勤懺悔,縱貪嗔痴,肆殺盜婬,無量無邊。所作罪垢,無量無邊。所結冤業,不覺不知。日深日厚,以致促長壽而夭枉。黜官位而下賤,削富饒而貧窮,摺子女而孤獨,罹斯九橫,墜墮三塗。紛紛苦果,自作自受。種種惡報,或現或後。纖毫無差,遲速必報。
爾時藥師琉璃光如來,慈悲拯濟,説是本願功德經。令讀誦者,造彼如來,形像七軀,一一像前,各置七燈,一一燈量,大如車輪,燃至四十九日,光明不絕。是惟剎利、居士大家,多饒財寶,倉庫盈溢,之所堪為。而綿力眾生,心雖喜樂,不能如法莊嚴。以是因緣,即於《本願功德經》中,譯出《消災延壽懺法》。便諸眾生,齋戒沐浴,或於寺院,或在家庭,或延禪侶,或偕善士,灑掃燻修。香花燈燭,隨分供養。依科贊詠,虔誠敬禮,則無求不應。無願不成。經雲:説悔先罪,淨名所尚。改往修來,洗浣身心,斷除眾惡,誓不更造。多劫罪愆,淨盡無餘。隨所樂求,悉令滿足。某等志心頂禮,求哀懺悔。
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,次復懺悔。緣念像法轉時,若諸有情,為欲利益安樂,拔除一切業障,建立殊勝功德者。為欲滿修諸佛大願。具足受持諸佛名號,及正法寶藏者;欲得阿耨多羅三藐三菩提,三十二相八十隨形好,莊嚴其身者;欲得無量智慧方便,令諸眾生安立大乘者;為欲修行梵行,得不缺戒、具三聚戒,究竟清淨無有毀犯者;欲得諸根完具,無諸疾苦,家屬資具悉皆豐足者;欲得破魔絹網,解脱一切外道纏縛,拔種種惡見稠林者;若有女人,欲轉女成男具丈夫相者;為欲求男女而得男女,求長壽而得長壽者;或當王法所加,欲解脱一切憂苦者;欲得上妙飲食,飽足法味,及種種上妙衣服,一切寶莊嚴具者;欲行惠施一切所有,悉無貪惜,施來求者;欲得正見精進,善調意樂,多聞聰利,解甚深義,恆求勝法,常遇善友者;欲受持學處,願生西方極樂世界無量壽佛所,聽聞正法者;若有已毀之戒而欲還清淨,已盡之命而欲復救續,乃至國界人眾,種種諸橫,種種諸難,而欲消伏隱沒,順時歡樂者;應當如法,莊嚴歸命藥師琉璃光如來,一心精進,修三摩地。所以者何?彼如來行菩薩道時,所發十二微妙上願,殊勝功德,令諸聞者,業障消除,一切所求,皆得滿願。是故唯一生所繫菩薩,為能如實信解,如説修行,應當以身命財,不生吝惜,竭力莊嚴,必獲果遂。是故今日,與現前眾等,各各志心,皈命頂禮:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,志心皈命。惟願諸佛菩薩,同運慈悲,降臨道場。一切天龍八部,藥叉諸將,悉生哀憫,來到道場。是諸聖眾,願悉證明。我於今日欲為十方一切六道眾生,修行無上菩提,斷除一切業障,同入如來大本願海。普現色身,於一念中,供養一切十方三寶。於一念中,普度一切六道眾生,令入平等大慧。故於今日,一心精進,如説修行,惟願諸佛菩薩。藥師如來本願力故,受我懺悔。令我所行,決定破除罪障。行願圓成,如經所説。願悉證明。
南無藥師琉璃光如來,應正等覺,明行圓滿,光明廣大。功德巍巍,身善安住。焰網莊嚴,過於日月。幽冥眾生,悉蒙開曉。隨所樂求,一切皆遂。所有病苦,悉皆消滅。無量菩薩,行無量善巧方便。無量廣大願,我若一劫,若一劫餘,而廣説者,劫可速盡,彼佛行願,善巧方便,無有盡也。是故志心,皈命頂禮。
(消災延壽藥師懺法捲上)
南無薄伽伐帝。鞞殺社。窶嚕薜琉璃。缽羅婆。喝喇闍也。怛他揭多耶。阿羅訶帝。三藐三勃陀耶。怛侄他。唵。鞞殺逝。鞞殺逝。鞞殺社。三沒揭帝。斯瓦哈。
贊誦
藥師如來 世界琉璃 慈悲喜捨悉隨宜 懺法度羣迷 稽首皈依 所願滿求祈
藥師佛 藥師佛 消災延壽藥師佛 南無消災延壽藥師佛
(眾共起立,誦贊佛偈,繞壇唸佛,功德迴向)
稽首東方滿月界 微妙正覺藥師尊 三祇果滿不思議 十號名稱無等倫
二六願門因地發 百千相好果中圓 慈悲海闊測難量 功德山高贊莫盡
南無東方淨琉璃世界藥師琉璃光如來 南無消災延壽藥師佛 (或百聲千聲隨意迴向)
懺法卷中
(消災延壽藥師懺法卷中)
三千界內慈悲主 百億洲中大法王 願開蓮目鑑凡情 眾生有求皆感應
一切諸佛憫念眾生。為説藥師道場懺法。
今當皈命一切諸佛:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,次復懺悔。弟子某等普為四恩三有及法界一切眾生,悉願斷除三障,皈命懺悔。我與眾生,無始來今,由愛見故,內計人我,外因惡友,不隨喜他,一毫之善。惟遍三業,廣作眾罪。事雖不廣,噁心遍佈,晝夜相續,無有間斷。覆諱過失,不欲人知。不畏惡道,無慚無愧,撥無因果,如斯罪障,未經懺悔。我於今日,對十方佛,藥師如來,深信因果,生重慚愧。生大怖畏,發露懺悔。斷相續心,發菩提心。斷惡修善,勤策三業。翻昔重過,隨喜凡聖,一毫之善,念藥師佛,有大願力,能救拔我,出二死海,置三德岸。惟願慈悲,哀憐攝授。各各志心,皈命頂禮。
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,次復懺悔。弟子某等自從無始以來,至於今日。所有貪嗔嫉妒之病,驕慢、自傲之病,不識善惡之病,不信罪福之病,不孝忤逆之病,破辱三寶之病,不修齋戒之病,破犯屍羅之病,自贊毀他之病,貪得無厭之病,迷聲逐色之病,貪香愛觸之病,信邪倒見之病,耽婬嗜酒、放逸無度之病,設復遇醫,授以非藥之病,及餘無量災難凌辱,悲愁煎逼,身心受苦之病,欲令是等,病苦消除,所求願滿。
爾時藥師琉璃光如來入三摩地,名曰除滅一切眾生苦惱。既入定已,於肉髻中,出大光明,光中演説大陀羅尼曰:
南無薄伽伐帝。鞞殺社。窶嚕薜琉璃。缽羅婆。喝喇闍也。怛他揭多耶。阿羅訶帝。三藐三勃陀耶。怛侄他。唵。鞞殺逝。鞞殺逝。鞞殺社。三沒揭帝。斯瓦哈。
爾時光中,説此咒已,大地震動,放大光明。一切眾生,病苦皆除,受安穩樂。是知懺悔之功,諸病心療之靈劑,了生脱死之奇方。有大醫王,應病設藥。所謂慈悲喜捨是藥,忍辱柔和是藥,正信三寶是藥,勤修福慧是藥,六波羅密是藥,飽餐甘露是藥,貪求法味是藥,修真養氣是藥,返本還元是藥,有過能改是藥,善巧方便是藥,不動聲色是藥,清心斷欲是藥。常用如是等藥,搗篩和合,時取服之。眾生若病,應同一病,眾生須藥,應同一藥。若説多法,是名顛倒。若據一乘實相而言,則何增何減、何垢何淨、何善何惡、何罪何福、何病何藥。觀昔方便,如夢中人。夢身患病,求醫服藥,而得除愈。及其夢醒,則悟本來無病,無病亦無,而況醫藥。故眾生之病,同一幻病,如來之藥,同一幻藥。故知如來説法,一相一味。所謂解脱相,離相滅相,究竟涅盤,終歸於空。如一雲所雨,而藥樹大小,各得滋茂。我等今者,蒙佛因力。得聞世尊藥師琉璃光如來名號,不復更有病苦之難,乃能究竟無上菩提。是故今日,我等相率,皆同一心,乃至盡形歸佛法僧。今當歸命一切諸佛:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,次復懺悔。若有眾生,欲脱病苦,當為其人,七日七夜,受持八分齋戒。應以飲食及餘資具,隨力所辦供養比丘僧,晝夜六時,禮拜行道。供養彼世尊藥師琉璃光如來。讀誦尊經四十九遍,燃四十九燈,乃至四十九日光明不絕。可得過度危厄之難,不為諸橫惡鬼所持。是故今日與現前眾等,各各翹勤燒香、散花,燃燈、造幡,放生、修福,今度苦厄,不遭眾難。惟願如來證明懺悔。某等又復無始以來至於今日,凡有所為皆不稱意:當知悉是過去已來惡業遺報所致。是故今當勤求懺悔。
懺悔人間惡夢惡相,諸不吉祥之報;
懺悔人間惡病連年、累月不瘥、枕卧牀蓆、不能起居之報;
懺悔人間冬瘟、夏疫,毒癘、傷寒之報;
懺悔人間水火盜賊,刀兵危險之報。
懺悔人間被獅子、虎狼、毒蛇、惡蠍、蜈蚣、蚰蜒所害之報;
懺悔人間生老病死、憂愁苦惱之報;
懺悔眾生身語意業,造作增長種種惡業之報;
懺悔眾生當墮三惡趣中,無量千歲受諸劇苦之報;
懺悔眾生為應以地獄、傍生、鬼趣流轉無窮之報;
懺悔眾生反覆轉生諸餘惡趣之報;
懺悔眾生為人奴婢受他驅役之報;
懺悔眾生或作牛馬駝驢,恆被鞭撻之報;又常負重,隨路而行,飢渴逼惱之報;
懺悔人間厭魅、蠱毒、飛屍、邪鬼,偽作妖異之報;
如是現在未來人天之中,無量禍橫,災疫死難衰惱之報,眾等今日,至誠向藥師佛、海會聖眾,求哀懺悔,願皆消滅。前已究竟,是病是藥,同歸一幻。惡業所致,一切報障,今當次第發願迴向。某等願以此懺悔三障所生功德,悉皆迴向施與一切眾生,俱同懺悔。願與一切眾生,從今以去乃至菩提,念生死苦,發菩提心;改惡修善,返邪歸正,身心安樂,妙算無窮;衣食豐饒,家屬資具,倉庫盈溢;形相端正,聰明智慧,勇健威猛,諸將擁護,佛聖匡扶。凡所施為,悉希慈蔭。弟子某等,又願從今以去,速證菩提,相好光明,莊嚴殊勝。願諸眾生,蒙光開曉,隨意所趣,作諸事業;願諸眾生,皆得無盡,所受用物,無所乏少;願諸眾生,建立大乘,悉令安住,菩提道中;願諸眾生,得不缺戒,設有毀犯,還得清淨;願諸眾生,端正黠慧,諸根完具,無諸疾苦;願諸眾生,眾病悉除,家屬資具,悉皆豐足;願諸眾生,轉女成男,具丈夫相,乃至菩提;願諸眾生,出魔羅網,解脱一切外道纏縛;願諸眾生,王法所加,悲愁煎逼,皆得解脱;願諸眾生,飲食飽足,後以法味,畢竟安樂;願諸眾生,如其所好,種種衣服,隨心滿足;願諸眾生,長壽富饒,官位男女,凡有所求,一切皆遂;令諸世界,百怪九橫、八難三災、他國侵擾、盜賊暴亂、一切惡難,盡皆消滅;國界安穩,風雨順時,谷稼成熟;一切有情,無病歡樂;菩提行願,念念增明;救苦眾生,常如己想。又願生生世世,在在處處,不墮邊僻,生正信家,相貌端嚴,智慧辯才,遠離惡法,親近善友,堅持律行,安立大乘。又願生生世世,在在處處,興顯佛法,破諸魔網,奮志滿修,六波羅蜜,廣修供養,福慧莊嚴,忍辱精進,證菩提道。我等今日,應當念報,藥師琉璃光如來恩德,常應如是,利益安樂一切有情。是故至心,歸命頂禮。
(消災延壽藥師懺法卷中)
南無薄伽伐帝。鞞殺社。窶嚕薜琉璃。缽羅婆。喝喇闍也。怛他揭多耶。阿羅訶帝。三藐三勃陀耶。怛侄他。唵。鞞殺逝。鞞殺逝。鞞殺社。三沒揭帝。斯瓦哈。
贊誦
東方端坐 無上醫王 十二大願妙難量 滅罪殄災殃 降福垂祥 增益壽綿長
藥師佛 藥師佛 消災延壽藥師佛 南無消災延壽藥師佛
(如前起立,誦贊佛偈,繞壇唸佛,功德迴向)
懺法卷下
(消災延壽藥師懺法卷下)
佛身充滿於法界 普現一切眾生前 隨緣赴感靡不周 而恆處此菩提座
消災延壽藥師佛,三世諸佛怋念眾生,為説藥師道場懺法,今當歸命一切諸佛:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,次復懺悔。弟子某等上來既懺悔已,應生無穢濁心,無怒害心,於一切有情,起利益安樂慈悲喜捨平等之心。於是斂念正觀,不斷結使,不住使海。觀一切法空如實相。云何名觀一切法空?行者諦觀現在一心,妄心隨所緣起,如此之心,為因心故心?為不因心故心?為亦因心亦不因心故心?為非因心非不因心故心?為在過去現在未來?為在內外中間?有何足跡?在何方所?如是等種種因緣中,求心畢竟不可得。如夢如幻、無名無相。爾時行者,尚不見心是生死,豈見心是涅盤。既不得所觀,亦不得能觀。不取不捨,不依不著,亦不住寂然。言語道斷,不可宣説。觀心無心,則罪福無主。罪福性空,則一切法皆空。心無所心,法不住法,作是懺悔,名大懺悔,名破壞心識懺悔。以是因緣,心心寂滅,念念無住,如太虛空,虛空亦不可得,究竟不可得亦不可得。自然超諸三昧,光明照耀。萬法顯現,通達無礙,廣大如法性,究竟如虛空。惟願得如所願,滿菩提願,眾等各各運心,歸命頂禮:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,複次觀心實相,於一一時,行一一法。若行若坐、若出若入、大小便利,灑掃洗浣,運為舉動,俯仰視聽,應當一心,存念三寶,觀心性空;不得於剎那頃,憶念五欲世事,生邪念心;不與外人言語議論,放逸戲笑,視色聽聲;不著塵境,起不善業、無記煩惱雜念,不能如法修行。若果心心相續,不離實相,不惜身命,為一切眾生,行懺悔法,是名真實,一心精進,以法莊嚴。是故眾等重複至誠,五體投地,歸命頂禮,常住三寶:
南無毘盧遮那佛
南無本師釋迦牟尼佛
南無藥師琉璃光如來
南無無量壽佛
南無盡十方遍法界過去一切諸佛
南無盡十方遍法界現在一切諸佛
南無盡十方遍法界未來一切諸佛
南無藥師琉璃光如來本願功德經
南無日光遍照菩薩
南無月光遍照菩薩
南無文殊師利菩薩
南無觀世音菩薩
南無得大勢菩薩
南無無盡意菩薩
南無寶曇華菩薩
南無藥王菩薩
南無藥上菩薩
南無彌勒菩薩
南無消災障菩薩
南無增福壽菩薩
南無樂音樹下三萬六千菩薩
南無阿難尊者、八千比丘諸大聖僧
南無救脱菩薩
禮諸佛已,至心懺悔。弟子某等,與法界一切眾生,從無始來,三障所纏,覆蔽心故,於諸境緣,妄生貪著,愚痴無智,缺於信根,以身口意,造種種業,乃至嫌謗正法,破犯戒律,展轉常為不饒益事。或住淨地,聖果未圓,流注細微,三昧難就。今遇藥師琉璃光如來,速除罪障,令成妙覺。故我至心歸向,稽顙投誠,發露眾罪,乞求懺悔。惟願大慈願海,平等攝受。使我與法界一切眾生,宿障自除。眾難解脱,破無明殼,竭煩惱河,正見開悟,妙心明徹,安住菩提。常光現前,無病安樂。如所樂求,一切莊嚴隨心具足,諸根聰利,多聞解了,精持梵行,入三摩地。以無量無邊智慧方便,令諸有情得受用物,無所乏少。善修種種諸菩薩行,速證無上正等菩提。至於臨欲命終,分明安豫,決往西方,無量壽佛極樂世界。八大菩薩指示道路,於寶華中自然化生,承佛授記,獲證無量陀羅尼門,一切功德,皆悉成就。然後分身無數,遍十方剎,於一念中,供養法界一切諸佛,於一念中,現種種神力,度脱法界一切眾生成等正覺。虛空有盡,我願無窮,懺悔發願已,歸命頂禮常住三寶。
(消災延壽藥師懺法卷下)
南無薄伽伐帝。鞞殺社。窶嚕薜琉璃。缽羅婆。喝喇闍也。怛他揭多耶。阿羅訶帝。三藐三勃陀耶。怛侄他。唵。鞞殺逝。鞞殺逝。鞞殺社。三沒揭帝。斯瓦哈。
贊誦
藥師海會 熾盛光王 八大菩薩降吉祥 七佛助宣揚 日月回光 福壽永安康
藥師佛 藥師佛 消災延壽藥師佛 南無消災延壽藥師佛
(如前起立,誦贊佛偈,繞壇唸佛畢,對佛跪誦怡山發願文迴向)
---------
歸命十方調御師 演揚清淨微妙法 三乘四果解脱僧 願賜慈悲哀攝受
弟子某甲,自違真性,枉入迷流,隨生死以飄沉,逐色聲而貪染。十纏十使,積成有漏之因;六根六塵,妄作無邊之罪。迷淪苦海,深溺邪途,著我耽人,舉枉措直,累生業障,一切愆尤,仰三寶以慈悲,瀝一心而懺悔。所願能仁拯拔,善友提攜,出煩惱之深淵,到菩提之彼岸。此世福基命位,各願昌隆;來生智種靈苗,同希增秀。生逢中國,長遇明師,正信出家,童真入道。六根通利,三業純和。不染世緣,常修梵行。執持禁戒,塵業不侵。嚴護威儀,蜎飛無損。不逢八難,不缺四緣。般若智以現前,菩提心而不退。修習正法,了悟大乘。開六度之行門,越三祗之劫海。建法幢於處處,破疑網於重重。降伏眾魔,紹隆三寶。承事十方諸佛,無有疲勞。修學一切法門,悉皆通達。廣作福慧,普利塵沙,得六種之神通,圓一生之佛果。然後不捨法界,遍入塵勞。等觀音之慈心,行普賢之願海。他方此界,逐類隨形,應現色身,演揚妙法。泥犁苦趣,餓鬼道中,或放大光明,或現諸神變。其有見我相,乃至聞我名,皆發菩提心,永出輪迴苦。火鑊冰河之地,變作香林。飲銅食鐵之徒,化生淨土。披毛戴角,負債含怨,盡罷辛酸,鹹沾利樂。疾疫世而現為藥草,救療沉痾。饑饉時而化作稻粱,濟諸貧餒。但有利益,無不興崇。次期累世冤親,現存眷屬,出四生之汨沒,舍萬劫之愛纏,共與含生,齊成佛道,虛空有盡,我願無窮,情與無情,同圓種智。
結壇
禮懺功德殊勝行 無邊勝福皆迴向 普願沉溺諸眾生 速往無量光佛剎
現生所造諸惡業 皆由無始貪瞋痴 從身語意之所生 一切罪根皆懺悔
願消三障諸煩惱 願得智慧真明瞭 災障罪障悉消除 世世常行菩薩道
眾生無邊誓願度 煩惱無盡誓願斷 法門無量誓願學 佛道無上誓願成
自性眾生誓願度 自性煩惱誓願斷 自性法門誓願學 自性佛道誓願成
會上因緣三世佛 文殊普賢觀自在 諸尊菩薩摩訶薩 摩訶般若波羅蜜
處世界 若虛空 似蓮花 不著水 心清淨 超於彼 稽首禮 無上尊
自皈依佛,當願眾生,體解大道,發無上心;
自皈依法,當願眾生,深入經藏,智慧如海;
自皈依僧,當願眾生,統理大眾,一切無礙。禮敬聖眾。
(消災延壽藥師懺法卷下)(終)
Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ-tát. (3 lần)
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN:
Nam mô bạt dà phạt đế, bệ sát xả, lu lô thích lưu ly, bác lặt bà, hát ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha; án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)
Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết,
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết,
Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính
Đối trước Phật đài cầu xin giải kiết.
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật
Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. (3 lần)
BÀI TÁN DƯỢC XOA
Mười hai đại tướng Dược Xoa
Giúp Phật tuyên dương, chỉ ngũ sắc gút tên kia
Tùy nguyện đều được viên thành.
Oan nghiệp dứt sạch, phước thọ mãi khương ninh.
Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ-tát (3 lần)
MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ĐA TÂM-KINH
TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khê khê, khư hế, khư hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta bà ha.
NGUYỆN KIẾT TƯỜNG ÂM HÁN
Nguyện ngày an lành, đêm an lành
Đêm ngày sáu thời thường an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện thượng sư ai nhiếp thọ
Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ-tát. (3 lần)
BÀI TÁN
Nơi hải hội Dược Sư
Rực rỡ ánh sáng bừng
Tám vị Bồ-tát lớn giáng cát tường
Bảy vị Phật giúp tuyên dương
Vầng mặt trời trăng thường soi
Phúc thọ hưởng lâu dài.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. (108 lần)
Nam Mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát (3 lần).
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát (3 lần).
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát (3 lần).
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát (3 lần).
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (3 lần).
HỒI HƯỚNG
Tụng Kinh công đức hạnh thù thắng
Bao nhiêu phước đức đều hồi hướng
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Sớm được vãng sinh cõi Phật Vô Lượng Quang
Nguyện tiêu ba chướng dứt phiền não
Nguyện được trí huệ hiểu chân thật
Nguyện khắp tội chướng đều tiêu trừ
Đời đời thường hành đạo Bồ-tát
Nguyện sinh cõi Tây phương Tịnh độ
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh
Bồ-tát bất thối làm bạn lành
Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.
Tam quy y
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ tạng Kinh, trí huệ như biển. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)
Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Liền phát tâm bồ đề
Khi xả báo thân nầy
Đồng sinh về Cực Lạc.
[1] Ý nghĩa câu thần chú Dược Sư:
1. Con cung kính cúi lạy đức Thế Tôn, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, đức Như Lai, đức A-la-hán, đức Giác Ngộ Viên Mãn.
2. Là như sau: Ôm, xin ngài ban cho con thuốc chữa bệnh, xin ban cho con thuốc chữa bệnh, xin Ngài đến chữa bệnh cho con. Mong lắm thay!
[2] Ý nghĩa: Thần chú của vị vua của ánh huy hoàng, có quyết tâm, có tuổi thọ vô lượng và tôn quý như thánh, hay thần chú của vị vua của ánh huy hoàng, quyết tâm cao độ, có đại trí và tuổi thọ vô lượng.
1. Con cung kính cúi lạy đức Thế Tôn, đức vua của ánh huy hoàng có quyết tâm cao độ, có đại trí và tuổi thọ vô lượng, Như Lai, bậc A-la-hán, đức Giác ngộ viên mãn.
2. Là như sau: Ôm, hỡi toàn bộ tâm thành hoàn toàn không nhiễm ô, hỡi tự tính của các Pháp có tánh không, hỡi bản thể ở nơi hoàn toàn thanh tịnh, hỡi Đại thừa ở tình trạng có rất nhiều người tin theo. Xin chào mừng thắng lợi!
[3] Ý nghĩa câu thần chú Dược Sư:
1. Con cung kính cúi lạy đức Thế Tôn, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, đức Như Lai, đức A-la-hán, đức Giác Ngộ Viên Mãn.
2. Là như sau: Ôm, xin ngài ban cho con thuốc chữa bệnh, xin ban cho con thuốc chữa bệnh, xin Ngài đến chữa bệnh cho con. Mong lắm thay!